Kê biên quyền sử dụng đất là tài sản chung của người phải thi hành án và người được thi hành án

Tôi làm đơn yêu cầu thi hành án số tiền 500.000.000đ trên bản án của Tòa án mà người phải thi hành án đang đại diện đứng tên trên quyền sử dụng đất đó. Tòa án đã phân chia người phải thi hành án được 1/2 trên tổng giá trị quyền sử dụng đất đó tương đương với số tiền 3 tỷ đồng còn 1/2 còn lại thuộc sở hữu 3 người trong đó có tôi. Vậy tôi có quyền yêu cầu Chấp hành viên thi hành án 1/2 giá trị quyền sử dụng đất mà tôi cùng 2 người còn lại được hưởng theo bản án của Tòa không?

Trong trường hợp bạn hỏi, chúng tôi nhận thấy diện tích đất mà bạn nêu thuộc quyền sử dụng đất của 04 người, trong đó người phải thi hành án được 1/2 trên tổng giá trị quyền sử dụng đất đó tương đương với số tiền 3 tỷ đồng còn 1/2 còn lại thuộc sở hữu 3 người trong đó có bạn đã được Tòa án phân chia. Người phải thi hành án phải thi hành án phải trả bạn 500.000.000 đồng theo quyết định của bản án.

Vì thế, nếu người phải thi hành án không có tài sản  khác hoặc tài sản khác không đủ để thi hành án thì bạn có quyền yêu cầu Chấp hành viên áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản là quyền sử dụng đất (1/2 giá trị quyền sử dụng đất tương đương với số tiền 3 tỷ đồng) để thi hành án theo quy định tại khoản 2 Điều 74 Luật Thi hành án dân sự năm 2008. Theo đó, tài sản kê biên thuộc sở hữu chung đã xác định được phần sở hữu của các chủ sở hữu chung được xử lý như sau: Đối với tài sản chung có thể chia được thì Chấp hành viên áp dụng biện pháp cưỡng chế phần tài sản tương ứng với phần sở hữu của người phải thi hành án; đối với tài sản chung không thể chia được hoặc nếu việc phân chia làm giảm đáng kể giá trị của tài sản thì Chấp hành viên có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với toàn bộ tài sản và thanh toán lại cho chủ sở hữu chung còn lại giá trị phần tài sản thuộc quyền sở hữu của họ.

Chấp hành viên căn cứ vào nội dung bản án, quyết định; tính chất, mức độ, nghĩa vụ thi hành án; điều kiện của người phải thi hành án; đề nghị của đương sự và tình hình thực tế của địa phương để lựa chọn việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án thích hợp; việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án phải tương ứng với nghĩa vụ của người phải thi hành án và các chi phí cần thiết; trường hợp người phải thi hành án chỉ có một tài sản duy nhất lớn hơn nhiều lần so với nghĩa vụ phải thi hành án mà tài sản đó không thể phân chia được hoặc việc phân chia làm giảm đáng kể giá trị của tài sản thì Chấp hành viên vẫn có quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế để thi hành án theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự.

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Những loại đất nào có thời hạn sử dụng 50 năm? Sử dụng đất theo nguyên tắc nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đất trồng lúa có thời hạn sử dụng là bao lâu? Hết hạn có được gia hạn không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được xây nhà tạm trên đất trồng cây lâu năm không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Văn bản đề nghị thanh lý rừng trồng mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị chuyển hình thức giao đất/cho thuê đất mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Nghị định 140/2024/NĐ-CP quy định về thanh lý rừng trồng?
Hỏi đáp Pháp luật
Cản trở gây khó khăn cho việc sử dụng đất của người khác thì bị phạt bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Các trường hợp nào thu hồi đất do có nguy cơ đe dọa tính mạng con người?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhà ở xã hội là gì? Có bao nhiêu loại nhà ở xã hội?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;