Giải đáp về vấn đề thừa kế nhà đất do cha mẹ để lại

Ông bà nội tôi để lại cho cha mẹ tôi một mảnh vườn. Cha mẹ tôi sinh được 6 người con và có một con gái nuôi đã mất 4 (trước năm 1975), chỉ còn lại tôi, chị ruột và chị nuôi tôi. Mẹ tôi mất sớm (năm 1969), cha tôi đi lấy vợ khác, khi mẹ kế tôi về làm dâu thì nhà cửa, đất đai đã có sẵn. Cha tôi có thêm 3 người con nữa – 1 nam, 2 nữ, sau một thời gian thì cha tôi qua đời... Sau đó, chị nuôi tôi đi làm ăn xa mãi đến năm 1975 mới về, rồi lại đi tiếp, hiện không sống chung với gia đình. Năm 1979, em trai tôi (con mẹ kế), cũng đi làm ăn xa và mới lập gia đình, nhưng chưa có con. Năm 1980, chị ruột và 2 em gái tôi (con mẹ kế) đi lấy chồng. Bây giờ, còn vợ chồng tôi cùng sống và chăm sóc cho mẹ kế tôi (khoảng 20 năm). Tôi cũng đã có gia đình (5 con – 4 nam, 1 nữ); chị ruột có 1 con (là nữ) hiện đang sống tại mảnh đất trong khu vườn của cha mẹ ruột tôi, chỉ ở tạm chưa có quyền sử dụng mảnh đất đang ở. Cũng vì lý do riêng, tôi chuyển nhượng cho em gái út 1 mảnh đất (6x12m) được sự đồng ý của mẹ kế và em trai tôi với giá 28 triệu, không có giấy bán. Đến bây giờ, em trai tôi về sinh sống và đòi chia đất. Tôi được biết, theo tục lệ ngày xưa, tôi là con trai trưởng phải thờ phụng tổ tiên, còn theo luật hiện hành bây giờ thì mảnh đất ấy phải giải quyết như thế nào, có chia hay không và nếu có thì chia như thế nào, mỗi người bao nhiêu? Mảnh đất này có quyền sử dụng đất đứng tên của tôi. Xin thành thật cảm ơn!

Khi mẹ ông qua đời, một phần mảnh vườn này là di sản thừa kế của mẹ ông sẽ được chia làm bốn phần: ông, hai người chị và bố ông được hưởng mỗi người một phần di sản thừa kế này. Phần còn lại của mảnh vườn thuộc về bố ông (việc phân chia tài sản của bố và mẹ ông phải căn cứ theo Điều 29 Luật Hôn nhân gia đình năm 1960).

Bố ông lấy vợ thì mẹ kế, các con riêng của bố ông, ông và các chị ông sẽ được hưởng phần di sản thừa kế là mảnh vườn của bố ông để lại.

Tuy nhiên, theo ông trình bày, hiện mảnh đất này có quyền sử dụng đứng tên ông (Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất) thì vấn đề em trai ông đòi chia đất cần phải được xem xét lại. Bởi lẽ, khi tiến hành kê khai cấp Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất, cơ quan có thẩm quyền đã xác định các vấn đề pháp lý liên quan đến mảnh đất, em ông không có ý kiến gì về việc chia di sản thừa kế nên họ đã cấp Giấy Chứng nhận cho ông.

Theo quy định tại Điều 645 Bộ Luật Dân sự: Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 (mười) năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Do vậy, em ông đòi chia thừa kế trong thời điểm này là không còn thời hiệu.

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Đất rừng sản xuất là gì? Thuộc nhóm đất gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Đất nuôi trồng thủy sản không sử dụng bao lâu thì bị thu hồi đất?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảng tra ký hiệu các loại đất để biết mục đích sử dụng đất chi tiết nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng mới nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Báo cáo kết quả thẩm tra Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng mới nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Trúng đấu giá quyền sử dụng đất nhưng không nộp tiền bị xử lý thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức thu lệ phí trước bạ chuyển nhượng quyền sử dụng đất là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2025, đất quốc phòng an ninh được cho thuê không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thu nhập bao nhiêu triệu đồng/tháng thì được phép mua nhà ở xã hội?
Hỏi đáp Pháp luật
Các loại đất nào do tổ chức phát triển quỹ đất quản lý, khai thác?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;