Đòi lại đất khi đất đã được cấp giấy chứng nhận cho bác ruột

Gia đình tôi và gia đình bác ruột hiện cùng sinh sống trên cùng một lô đất do ông bà tôi và các chú bác ruột cho. Vì bác tôi làm trưởng khu phố nên khi đăng ký quyền sở hữu nhà đất trên lô đất này thì chúng tôi ủy quyền cho bác đăng ký đứng tên cho cả lô vì đều là anh em trong nhà cả. Nhưng bác lại đăng ký đứng tên đồng sở hữu nhà đất cho hai vợ chồng bác và cố ý không trả lại quyền đồng sở hữu cho ba tôi, nhiều lần nói chuyện đều bị né tránh. Hiện tại cả họ tộc đều làm chứng cho chúng tôi về quyền sở hữu lô đất trên. Chúng tôi rất muốn lấy lại quyền đồng sở hữu nhà và đất, chúng tôi phải làm gì?

Đối với các tranh chấp đất đai, Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hoà giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hoà giải ở cơ sở. Do vậy, gia đình bạn nên tự thương lượng, thỏa thuận với gia đình bác ruột để đòi lại quyền sở hữu/sử dụng nhà đất của gia đình mình. Nếu bác bạn đồng ý thì hai bên có thể thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Có thể lựa chọn hai cách thức:

- Làm thủ tục tách thửa để tách thành hai phần nhà đất, một phần đăng ký quyền sử dụng/sở hữu cho bác bạn và một phần đăng ký quyền sử dụng/sở hữu cho bố bạn. Khi làm thủ tục này thì phải lưu ý điều kiện được tách thửa theo quy định tại địa phương nơi có nhà đất.

- Làm thủ tục để bác bạn và bố bạn đứng tên đồng chủ sử dụng/sở hữu mảnh đất đó (cấp chung một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở).

Để thực hiện các thủ tục nêu trên thì hai bên có thể đến bất kỳ tổ chức công chứng nào trên địa bàn nơi có bất động sản để công chứng hợp đồng chuyển nhượng/hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở; sau đó đăng ký sang tên tại Văn phòng đăng ký đất và nhà thuộc Phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện nơi có bất động sản.

Trong trường hợp hai gia đình không thể tự giải quyết được thì có thể nhờ tổ dân phố/xóm/thôn… tổ chức hòa giải. Nếu tiếp tục không giải quyết được thì gia đình bạn có quyền gửi đơn đến UBND xã, phường, thị trấn nơi có nhà đất để được giải quyết. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác để hoà giải tranh chấp đất đai (theo Điều 135 Luật Đất đai).

Tranh chấp đất đai đã được hoà giải tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn mà các bên không đồng ý hoặc không hòa giải thành thì các bên có quyền gửi đơn khởi kiện đến tòa án nhân dân có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật (theo Điều 136 Luật Đất đai, thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).

Vậy, gia đình bạn có thể thực hiện các thủ tục nêu trên để yêu cầu bác ruột trả lại quyền sử dụng/sở hữu đất và nhà cho gia đình mình.

Nguồn: Công ty Luật Vinabiz/ Nguoiduatin.vn

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Luật Đất đai mới nhất năm 2024 và các văn bản hướng dẫn Luật Đất đai?
Hỏi đáp Pháp luật
Hội nghị nhà chung cư là gì? Hội nghị nhà chung cư thường niên được tổ chức khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
3 tháng 10 là ngày gì? 18 nội dung quản lý nhà nước về đất đai hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhà nước thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp trong các trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chung cư không ở có phải đóng phí dịch vụ không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn xin giao đất mới nhất năm 2024? Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho cá nhân là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Người sử dụng đất hủy hoại đất có được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất không?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Nghị định 115/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Hợp đồng cho thuê nhà ở xã hội mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Hợp đồng mua bán nhà ở xã hội mới nhất năm 2024?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;