Em xin nghỉ dưỡng sức sau sinh 5 ngày nhưng không nghỉ vì không có giáo viên khác dạy thay. Như vậy có được hưởng chế độ dưỡng sức của BHXH không? Khi nghỉ đã có hồ sơ đầy đủ gồm đơn xin nghỉ và giấy khám sức khỏe đầy đủ.

">

Em xin nghỉ dưỡng sức sau sinh 5 ngày nhưng không nghỉ vì không có giáo viên khác dạy thay. Như vậy có được hưởng chế độ dưỡng sức của BHXH không? Khi nghỉ đã có hồ sơ đầy đủ gồm đơn xin nghỉ và giấy khám sức khỏe đầy đủ.

">

Xin nghỉ dưỡng sức sau sinh nhưng vẫn đi làm thì chế độ tính thế nào?

Em xin nghỉ dưỡng sức sau sinh 5 ngày nhưng không nghỉ vì không có giáo viên khác dạy thay. Như vậy có được hưởng chế độ dưỡng sức của BHXH không? Khi nghỉ đã có hồ sơ đầy đủ gồm đơn xin nghỉ và giấy khám sức khỏe đầy đủ.

Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

1. Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.

2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:

a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;

b) Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;

c) Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.

3. Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

Như vậy, chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản sẽ do BHXH chi trả, những ngày nghỉ này đơn vị sẽ không trả lương cho bạn. Do đó, khi bạn đi làm thì đồng nghĩa với việc bạn được nhận lương và sẽ không được hưởng chế độ, do đó, bạn nên tính toán trường hợp nào lợi nhất cho mình thì áp dụng nhé!

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Mức tham chiếu đóng BHXH được điều chỉnh trên cơ sở nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bao nhiêu hình thức nhận lương hưu từ ngày 01/07/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn cập nhật số Căn cước công dân vào ứng dụng VssID trên máy tính nhanh nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn cập nhật số căn cước vào sổ bảo hiểm xã hội chi tiết nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội khu vực chi tiết năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Số lượng BHXH cấp huyện thuộc BHXH khu vực năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách 35 trụ sở Bảo hiểm xã hội khu vực từ ngày 1/3/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2025, có được ủy quyền cho người khác nhận lương hưu không?
Hỏi đáp Pháp luật
Đối tượng và thời gian áp dụng hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Người suy giảm khả năng lao động có được rút BHXH 1 lần không?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;