Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội từ 01/7/2025 của doanh nghiệp và người lao động là bao nhiêu?

Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội từ 01/7/2025 của doanh nghiệp và người lao động là bao nhiêu? Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ nào? Bảo hiểm xã hội là gì?

Bảo hiểm xã hội là gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người tham gia bảo hiểm xã hội khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, khi nghỉ hưu hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội hoặc do ngân sách nhà nước bảo đảm.

Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội 2025 của doanh nghiệp và người lao động là bao nhiêu?

Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội từ 01/7/2025 của doanh nghiệp và người lao động là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội từ 01/7/2025 của doanh nghiệp và người lao động là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội:

Điều 32. Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội
1. Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:
a) 3% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ ốm đau và thai sản;
b) 22% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí và tử tuất.
2. Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện bằng 22% thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Căn cứ Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định mức đóng, phương thức và thời hạn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động:

Điều 33. Mức đóng, phương thức và thời hạn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động
1. Mức đóng và phương thức đóng của đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d, i, k và l khoản 1 và khoản 2 Điều 2 của Luật này được quy định như sau:
a) Mức đóng hằng tháng bằng 8% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ hưu trí và tử tuất;
b) Đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội theo phương thức đóng hằng tháng.
Trường hợp đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 của Luật này hưởng tiền lương theo sản phẩm, theo khoán tại doanh nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, hộ kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì đóng theo phương thức đóng hằng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần.
[...]

Căn cứ Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định mức đóng, phương thức và thời hạn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người sử dụng lao động:

Điều 34. Mức đóng, phương thức và thời hạn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tính trên tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d, i, k và l khoản 1 và khoản 2 Điều 2 của Luật này như sau:
a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;
b) 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
2. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng 22% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ hưu trí và tử tuất cho đối tượng quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này.
[....]

Căn cứ Điều 4 Nghị định 58/2020/NĐ-CP quy định mức đóng và phương thức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:

Điều 4. Mức đóng và phương thức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 và khoản 2 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp lao động là người giúp việc gia đình, theo một trong các mức sau:
a) Mức đóng bình thường bằng 0,5% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội; đồng thời được áp dụng đối với người lao động là cán bộ, công chức, viên chức và người thuộc lực lượng vũ trang thuộc các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, quân đội, công an, đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng ngân sách nhà nước;
b) Mức đóng bằng 0,3% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội được áp dụng đối với doanh nghiệp bảo đảm điều kiện theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này.
[...]

Theo đó, tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01/7/2025 của doanh nghiệp và người lao động được quy định như sau:

[1] Đối với lao động Việt Nam

- Người sử dụng lao động

Hưu trí

Ốm đau - Thai sản

Tai nạn lao động - Bệnh nghề nghiệp

Bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm y tế

14%

3%

0.5%

1%

3%

- Người lao động

Hưu trí

Ốm đau - Thai sản

Tai nạn lao động - Bệnh nghề nghiệp

Bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm y tế

8%

-

-

1%

1.5%

Như vậy, tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc 2025 của lao động người Việt Nam là 32%.

Trong đó:

- Doanh nghiệp (người sử dụng lao động) đóng 21,5%: Gồm 14% cho chế độ hưu trí, 3% cho chế độ ốm đau - thai sản, 0,5% chế độ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; 1% bảo hiểm thất nghiệp và 3% BHYT.

- Người lao động đóng 10,5%: Gồm 8% vào quỹ hưu trí; 1% bảo hiểm thất nghiệp và 1,5% BHYT.

[2] Đối với lao động nước ngoài

- Người sử dụng lao động

Hưu trí

Ốm đau - Thai sản

Tai nạn lao động - Bệnh nghề nghiệp

Bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm y tế

14%

3%

0,5% (*)

-

3%

- Người lao động nước ngoài

Hưu trí

Ốm đau - Thai sản

Tai nạn lao động - Bệnh nghề nghiệp

Bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm y tế

8%

-

-

-

1.5%

Như vậy, tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc 2025 của lao động nước ngoài là 30%.

(*) Riêng đối với doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nếu đủ điều kiện, có văn bản đề nghị và được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chấp thuận thì được đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với mức thấp hơn là 0,3%.

Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ nào?

Căn cứ Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau:

- Ốm đau

- Thai sản

- Hưu trí

- Tử tuất

- Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động

Cùng chủ đề
Tác giả:
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;