Tự ý nghỉ việc 30 ngày có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 05/04/2019

Em xin nghỉ việc ở công ty nhưng theo quy đinh em phải làm 45 ngày, em đã làm được 15 ngày nhưng do bận viêc gia đình nên em có viết đơn xin nghỉ không lương 30 ngày cho đến ngày chấm đưt hợp đồng nhưng công ty không giải quyết, nếu em nghỉ trong 30 ngày đó không biết em có đươc hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

    • Khoản 3 Điều 37 Bộ luật Lao động 2012 quy định:

      Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

      Theo đó, Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Thời hạn mà lao động nữ phải báo trước cho người sử dụng lao động tuỳ thuộc vào thời hạn do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định.

      Theo Khoản 1a Điều 49 Luật Việc làm 2013 thì trường hợp Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật sẽ không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.

      Như vậy, trường hợp bạn bận việc gia đình và đã nghỉ việc nhưng không tuân thủ thời hạn báo trước 30 ngày là đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Do đó, trường hợp này bạn không được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Đồng thời, bạn còn phải phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động; bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của 30 ngày không báo trước; hoàn trả chi phí đào tạo.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn