Từ ngày 01/7/2024, mức hưởng trợ cấp một lần khi sinh con là bao nhiêu?

Từ ngày 01/7/2024, mức hưởng trợ cấp một lần khi sinh con là bao nhiêu? Từ ngày 01/7/2024, mức hưởng trợ cấp một lần khi sinh con là bao nhiêu?

Từ ngày 01/7/2024, mức hưởng trợ cấp một lần khi sinh con là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về trợ cấp một lần khi lao động nữ sinh con như sau:

Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi

Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.

Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.

Đồng thời, tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định về mức lương cơ sở từ 1/7/2024 như sau:

Mức lương cơ sở

1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:

a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;

b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;

c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.

2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng.

....

Theo đó, lao động nữ sinh con thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con.

Do vậy, mức hưởng trợ cấp một lần đối với lao động nữ sinh con từ 01/7/2024 được điều chỉnh lên là 4.680.000 đồng (trước ngày 01/7/2024 là 3.600.000 đồng).

Trong trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con, tương đương 4.680.000 đồng.

Từ ngày 01/7/2024, mức hưởng trợ cấp một lần khi sinh con là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Hồ sơ hưởng trợ cấp một lần khi sinh con gồm những giấy tờ gì?

Tại điểm 2.2 khoản 2 Điều 4 Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 có quy định về hồ sơ hưởng trợ cấp một lần khi sinh con gồm có :

- Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con.

- Trường hợp con chết sau khi sinh:

Ngoài bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con có thêm bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử hoặc bản sao giấy báo tử của con;

Trường hợp con chết ngay sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh thì thay bằng trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ thể hiện con chết.

- Trường hợp người mẹ hoặc lao động nữ mang thai hộ chết sau khi sinh con thì có thêm bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ.

- Trường hợp người mẹ sau khi sinh hoặc người mẹ nhờ mang thai hộ sau khi nhận con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con thì có thêm biên bản GĐYK của người mẹ, người mẹ nhờ mang thai hộ.

- Trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai thì có thêm một trong các giấy tờ sau:

+ Trường hợp điều trị nội trú: Bản sao giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án thể hiện việc nghỉ dưỡng thai.

+ Trường hợp điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH thể hiện việc nghỉ dưỡng thai.

+ Trường hợp phải GĐYK: Biên bản GĐYK.

+ Trường hợp lao động nữ mang thai hộ sinh con hoặc người mẹ nhờ mang thai hộ nhận con thì có thêm bản sao của bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo; văn bản xác nhận thời điểm giao đứa trẻ của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ.

Cách tính tiền thai sản trong thời gian nghỉ việc sinh con?

Theo Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức hưởng chế độ thai sản cụ thể như sau:

Mức hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:

a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;

b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;

c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.

2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.

3. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về điều kiện, thời gian, mức hưởng của các đối tượng quy định tại Điều 24 và khoản 1 Điều 31 của Luật này.

Hiện nay, lao động nữ khi sinh con sẽ được hưởng chế độ thai sản là 06 tháng đối với sinh một và 07 tháng khi sinh đôi.

Đồng thời, mức hưởng một tháng chế độ thai sản bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Như vậy, theo quy định trên thì cách tính tiền thai sản trong thời gian nghỉ sinh, như sau:

Tiền thai sản trong thời gian sinh con = Mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng x 6.

Lưu ý: Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.

 

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Đối tượng nào được nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp lại bộ máy?
Hỏi đáp Pháp luật
Các trường hợp nào phải xuất trình thông tin về thẻ bảo hiểm y tế?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Nghị định 174/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế cho ai? Mức đóng là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội từ 01/7/2025 của doanh nghiệp và người lao động là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan bảo hiểm xã hội đóng bảo hiểm y tế cho đối tượng nào? Mức đóng bảo hiểm y tế là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/7/2025, người làm việc theo hợp đồng lao động từ 1 tháng trở lên thuộc đối tượng tham gia BHYT bắt buộc?
Hỏi đáp Pháp luật
Biện pháp xử lý hành vi chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế từ ngày 01/7/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/07/2025 đối tượng nào được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;