Trợ cấp thôi việc tại công ty nước ngoài

Ngày 01/01/2009 em tôi ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) với công ty A ở Việt Nam (VPĐD nâng cấp thành công ty). Người đại diện cho VPĐD và công ty A ký tên trên cả hai văn bản này là cùng tên một người. Từ 2009 đến nay công ty A dã đổi tên thành công ty G. Rồi hiện nay đổi tên thành GE. Tôi xin hỏi: Từ sau năm 2008 đến nay em tôi vẫn chưa được trả trợ cấp thôi việc theo pháp luật Việt Nam trước năm 2008 do văn bản chấm dứt HĐLĐ nêu trên. Hiện nay em tôi đã chết do bệnh ung thư phổi. Vậy các thừa kế hợp pháp của em tôi có thể yêu cầu chủ sử dụng lao động trả khoản nợ trơ cấp thôi việc của năm 2008 không? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!

Trước năm 2008 do em bạn làm việc cho văn phòng đại diện của công ty A ở Singapore, vậy nên bạn cần phải xem lại trong hợp đồng lao động của em bạn với Văn phòng đại diện phần quy định về trợ cấp thôi việc do pháp luật nước nào quy định.

Nếu trong hợp đồng lao động quy định áp dụng pháp luật Singapore thì bạn phải xem các quy định của pháp luật Singapore về vấn đề này.

Nếu trong hợp đồng lao động quy định áp dụng pháp luật Việt Nam thì khi đó mới có thể áp dụng luật Việt Nam. Trường hợp này, em bạn sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 Bộ luật Lao động 2012:

"Điều 48. Trợ cấp thôi việc

1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.”

Và được hướng dẫn cụ thể tại Điều 14 Nghị định 05/2015/NĐ-CP. Lúc này, bên phải trả trợ cấp thôi việc cho em bạn là Văn phòng đại diện của công ty A bên Singapore. Công ty A tại Việt Nam (do được nâng cấp từ văn phòng đại diện) không có trách nhiệm chi trả khoản trợ cấp thôi việc này.

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về trợ cấp thôi việc tại công ty nước ngoài. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật Lao động 2012 để nắm rõ quy định này.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Mức tham chiếu đóng BHXH được điều chỉnh trên cơ sở nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bao nhiêu hình thức nhận lương hưu từ ngày 01/07/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn cập nhật số Căn cước công dân vào ứng dụng VssID trên máy tính nhanh nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn cập nhật số căn cước vào sổ bảo hiểm xã hội chi tiết nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội khu vực chi tiết năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Số lượng BHXH cấp huyện thuộc BHXH khu vực năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách 35 trụ sở Bảo hiểm xã hội khu vực từ ngày 1/3/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2025, có được ủy quyền cho người khác nhận lương hưu không?
Hỏi đáp Pháp luật
Đối tượng và thời gian áp dụng hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Người suy giảm khả năng lao động có được rút BHXH 1 lần không?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;