Trách nhiệm của Bộ Tài chính trong việc thực hiện bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc?

Trách nhiệm của Bộ Tài chính trong việc thực hiện bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc? Trách nhiệm của Bộ Công an trong việc thực hiện bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc? Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong việc thực hiện bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc?

Nhờ tư vấn!

1. Trách nhiệm của Bộ Tài chính trong việc thực hiện bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc?

Căn cứ Điều 11 Nghị định 23/2018/NĐ-CP trách nhiệm của Bộ Tài chính trong việc thực hiện bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc như sau:

1. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.

2. Kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định tại Nghị định này.

3 Xử lý các hành vi vi phạm quy định pháp luật về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc của doanh nghiệp bảo hiểm.

2. Trách nhiệm của Bộ Công an trong việc thực hiện bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc?

Căn cứ Điều 12 Nghị định 23/2018/NĐ-CP được bổ sung bởi Điều 1 Nghị định 97/2021/NĐ-CP quy định trách nhiệm của trách nhiệm của Bộ Công an trong việc thực hiện bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc như sau:

1. Phối hợp với Bộ Tài chính tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.

2. Kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm quy định pháp luật về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc của các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ.

3. Công bố danh sách các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ (trừ các cơ sở liên quan đến quốc phòng, an ninh và bí mật nhà nước) chậm nhất là ngày 31 tháng 12 hàng năm trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Công an.

4. Ghi hạng nguy hiểm cháy, nổ đối với cơ sở công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy, nổ A, B, C, D, E tại Biên bản nghiệm thu hoặc Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy trên cơ sở xác định hạng nguy hiểm cháy, nổ của cơ quan, tổ chức và cá nhân có cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ.

3. Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong việc thực hiện bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc?

Theo Điều 15 Nghị định 23/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 97/2021/NĐ-CP Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong việc thực hiện bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc như sau:

1. Lập và gửi các báo cáo đối với bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định sau:

a) Báo cáo nghiệp vụ: Doanh nghiệp bảo hiểm phải lập và gửi Bộ Tài chính báo cáo nghiệp vụ năm theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này, cụ thể như sau:

Thời gian chốt số liệu tính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm báo cáo.

Thời gian gửi báo cáo chậm nhất là ngày 31 tháng 3 của năm tài chính kế tiếp.

Phương thức gửi báo cáo: Gửi trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc gửi qua hệ thống thư điện tử hoặc gửi qua hệ thống thông tin báo cáo của Bộ Tài chính (khi hệ thống thông tin báo cáo của Bộ Tài chính được vận hành).

b) Báo cáo tình hình thu, nộp từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy: Doanh nghiệp bảo hiểm phải lập và gửi Bộ Công an báo cáo theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này, cụ thể như sau:

Thời gian chốt số liệu: Báo cáo 6 tháng đầu năm (tính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 30 tháng 6 của năm báo cáo); báo cáo năm (tính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm báo cáo).

Thời gian gửi báo cáo: Báo cáo 6 tháng đầu năm (chậm nhất là ngày 31 tháng 7 hàng năm); báo cáo năm (chậm nhất là ngày 31 tháng 01 của năm tài chính kế tiếp).

Phương thức gửi báo cáo: Gửi trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính tới Bộ Công an (Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ).

c) Ngoài các báo cáo theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm lập và gửi báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Bộ Tài chính trong các trường hợp sau: Báo cáo theo yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; báo cáo tổng kết, đánh giá để xây dựng cơ chế, chính sách; báo cáo khi có thông tin về việc vi phạm quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc và các báo cáo đột xuất khác để đáp ứng yêu cầu thông tin về vấn đề phát sinh bất thường.

2. Hàng năm, nộp 1% tổng số phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc thực tế thu được của các hợp đồng bảo hiểm gốc trong năm tài chính trước liền kề cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/7/2025, người lao động bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc thì có được hưởng chế độ ốm đau không?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/7/2025, mức trợ cấp tuất một lần khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 1/7/2025, người lao động tham gia BHXH tự nguyện được hưởng chế độ thai sản bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/7/2025, người lao động nhận nuôi con nuôi có được hưởng chế độ thai sản không?
Hỏi đáp Pháp luật
Những hành vi nào bị cấm khi tương tác trên Zalo Bảo hiểm xã hội Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/7/2025, quỹ bảo hiểm xã hội chi đóng bảo hiểm y tế cho các đối tượng nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Quyết định 1624/QĐ-BHXH năm 2024 về Quy chế hoạt động tài khoản Zalo Bảo hiểm xã hội Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/7/2025, người lao động được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau khi ốm đau tối đa bao nhiêu ngày?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/7/2025, lao động nữ được nghỉ khám thai tối đa bao nhiêu lần?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/7/2025, thân nhân của người lao động tham gia BHXH bắt buộc được nhận một lần trợ cấp mai táng trong trường hợp nào?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;