Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối đa là bao nhiêu?

Cho tôi hỏi tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối đa là bao nhiêu? Câu hỏi từ chị Nhi (Bắc Ninh)

Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối đa là bao nhiêu?

Căn cứ khoản 3 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc:

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).

Người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở.

2. Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.

3. Trường hợp tiền lương tháng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở.

4. Chính phủ quy định chi tiết việc truy thu, truy đóng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động, người sử dụng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này.

Như vậy, trường hợp tiền lương tháng cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở.

Hiện nay, mức lương cơ sở được quy định là 1.800.000 Đồng/ tháng. Vì vậy, tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là 36.000.000 Đồng/tháng.

Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối đa là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội có được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng không?

Căn cứ tiết d Tiểu mục 3.2 Mục 3 Công văn 1952/BHXH-TST năm 2023 quy định tiền lương tháng làm căn cứ đóng:

Tiền lương tháng làm căn cứ đóng:

...

3.2. Tiền lương do đơn vị quyết định:

...

d) Mức tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.

...

Theo quy định trên, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm người lao động đóng bảo hiểm xã hội.

Ngoài ra, tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng năm 2023 mà người lao động đóng bảo hiểm xã hội như sau:

Vùng

Mức lương tối thiểu tháng

(Đơn vị: đồng/tháng)

Mức lương tối thiểu giờ

(Đơn vị: đồng/giờ)

Vùng 1

4.680.000

22.500

Vùng 2

4.160.000

20.000

Vùng 3

3.640.000

17.500

Vùng 4

3.250.000

15.600

Khi nào thì tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và thời gian dừng đóng là bao lâu?

Căn cứ theo khoản 1 và khoản 3 Điều 16 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định về tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:

Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Điều 88 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

1. Các trường hợp tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:

a) Tạm dừng sản xuất, kinh doanh từ 01 tháng trở lên do gặp khó khăn khi thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc do khủng hoảng, suy thoái kinh tế hoặc thực hiện chính sách của Nhà nước khi tái cơ cấu nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế;

b) Gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, mất mùa.

...

3. Thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:

a) Thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất theo tháng và không quá 12 tháng. Trong thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, người sử dụng lao động vẫn đóng vào quỹ ốm đau và thai sản, quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Người sử dụng lao động và người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí và tử tuất hoặc chấm dứt hợp đồng lao động thực hiện đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng để giải quyết chế độ cho người lao động trong thời gian tạm dừng đóng.

b) Hết thời hạn tạm dừng đóng quy định tại Điểm a Khoản này, người sử dụng lao động và người lao động tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng, số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại Khoản 3 Điều 122 của Luật Bảo hiểm xã hội.

...

Theo đó, việc tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ hưu trí và tử tuất khi:

- Tạm dừng sản xuất, kinh doanh từ 01 tháng trở lên do gặp khó khăn khi thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc do khủng hoảng, suy thoái kinh tế hoặc thực hiện chính sách của Nhà nước khi tái cơ cấu nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế;

- Gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, mất mùa.

Ngoài ra, thời hạn tạm dừng đóng: Tạm dừng đóng theo tháng và không quá 12 tháng.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Mức tham chiếu đóng BHXH được điều chỉnh trên cơ sở nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bao nhiêu hình thức nhận lương hưu từ ngày 01/07/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn cập nhật số Căn cước công dân vào ứng dụng VssID trên máy tính nhanh nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn cập nhật số căn cước vào sổ bảo hiểm xã hội chi tiết nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội khu vực chi tiết năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Số lượng BHXH cấp huyện thuộc BHXH khu vực năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách 35 trụ sở Bảo hiểm xã hội khu vực từ ngày 1/3/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2025, có được ủy quyền cho người khác nhận lương hưu không?
Hỏi đáp Pháp luật
Đối tượng và thời gian áp dụng hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Người suy giảm khả năng lao động có được rút BHXH 1 lần không?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;