Rủi ro được bảo hiểm được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp

Các rủi ro được bảo hiểm được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp được quy định như thế nào? Mong được anh/chị hỗ trợ sớm và theo quy định mới nhất.

Rủi ro được bảo hiểm được hỗ trợ đối với cây lúa, cao su, hồ tiêu, điều, cà phê

Căn cứ Khoản 1 Điều 5 Quyết định 13/2022/QĐ-TTg có hiệu lực từ 24/06/2022 rủi ro được bảo hiểm được hỗ trợ đối với cây lúa, cao su, hồ tiêu, điều, cà phê như sau:

a) Thiên tai đối với cây lúa bao gồm: Bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động đất, sóng thần. Thiên tai phải được công bố hoặc xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thiên tai đối với cây cao su, hồ tiêu, điều, cà phê bao gồm: Bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, lũ, lũ quét, ngập lụt, mưa đá, sương muối. Thiên tai phải được công bố hoặc xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

b) Dịch bệnh đối với cây lúa bao gồm: Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, lùn sọc đen, đạo ôn, bạc lá, đốm sọc; dịch rầy nâu, rầy lưng trắng; sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ, sâu năn; chuột. Dịch bệnh phải được công bố hoặc xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Không hỗ trợ cho các rủi ro dịch bệnh đối với cây cao su, hồ tiêu, điều, cà phê.

Rủi ro được bảo hiểm được hỗ trợ đối với trâu, bò, lợn

Theo Khoản 2 Điều này rủi ro được bảo hiểm được hỗ trợ đối với trâu, bò, lợn như sau:

a) Thiên tai bao gồm: Bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động đất, sóng thần. Thiên tai phải được công bố hoặc xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

b) Dịch bệnh bao gồm: Bệnh lở mồm long móng, tai xanh ở lợn (hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn), nhiệt thán, xoắn khuẩn. Dịch bệnh phải được công bố hoặc xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Rủi ro được bảo hiểm được hỗ trợ đối với tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra

Căn cứ Khoản 3 Điều này rủi ro được bảo hiểm được hỗ trợ đối với tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra như sau:

a) Thiên tai bao gồm: Bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, mưa đá, động đất, sóng thần. Thiên tai phải được công bố hoặc xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.  b) Dịch bệnh: Không hỗ trợ cho các rủi ro dịch bệnh đối với tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Mức tham chiếu đóng BHXH được điều chỉnh trên cơ sở nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bao nhiêu hình thức nhận lương hưu từ ngày 01/07/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn cập nhật số Căn cước công dân vào ứng dụng VssID trên máy tính nhanh nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn cập nhật số căn cước vào sổ bảo hiểm xã hội chi tiết nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội khu vực chi tiết năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Số lượng BHXH cấp huyện thuộc BHXH khu vực năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách 35 trụ sở Bảo hiểm xã hội khu vực từ ngày 1/3/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2025, có được ủy quyền cho người khác nhận lương hưu không?
Hỏi đáp Pháp luật
Đối tượng và thời gian áp dụng hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Người suy giảm khả năng lao động có được rút BHXH 1 lần không?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;