Người lao động làm các công việc nào có thể bị bệnh hen nghề nghiệp?
Người lao động làm các công việc nào có thể bị bệnh hen nghề nghiệp? Hướng dẫn tỷ lệ giám định tổn thương cơ thể đối với người lao động bị bệnh hen nghề nghiệp? Người sử dụng lao động có trách nhiệm như thế nào đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp?
Người lao động làm các công việc nào có thể bị bệnh hen nghề nghiệp?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 15/2016/TT-BYT được bổ sung bởi Khoản 1 Điều 1 Thông tư 02/2023/TT-BYT quy định danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm và hướng dẫn chẩn đoán, giám định:
Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm và hướng dẫn chẩn đoán, giám định
1. Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Bệnh bụi phổi talc nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Bệnh bụi phổi than nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này.
6. Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này.
7. Bệnh hen nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này.
8. Bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này.
...
Như vậy, người lao động làm các công việc sau có thể bị bệnh hen nghề nghiệp:
- Sản xuất và chế biến mủ cao su
- Thu gom và xử lý lông động vật
- Chế biến thực phẩm
- Đóng gói thịt
- Làm bánh mỳ
- Làm chất giặt tẩy
- Sơn ô tô
- Sản xuất Vani
- Chế biến gỗ
- Mài kim loại
- Sản xuất dược phẩm và bao bì
- Nhân viên y tế
- Nghề, công việc khác có tiếp xúc với các tác nhân gây mẫn cảm hoặc kích thích
Người lao động làm các công việc nào có thể bị bệnh hen nghề nghiệp? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn tỷ lệ giám định tổn thương cơ thể đối với người lao động bị bệnh hen nghề nghiệp?
Căn cứ Mục 10 Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư 15/2016/TT-BYT hướng dẫn giám định tỷ lệ tổn thương cơ thể đối với người lao động bị bệnh hen nghề nghiệp:
TT |
Tổn thương cơ thể |
Tỷ lệ (%) |
1. |
Hen |
|
1.1. |
Mức độ 1: Có 1 - 2 cơn hen một tuần, nhỏ hơn hoặc bằng 2 cơn vào ban đêm một tháng |
11 - 15 |
1.2. |
Mức độ 2: Có trên 2 cơn hen một tuần nhưng dưới 1 cơn một ngày. Cơn vào ban đêm trên 2 cơn một tháng |
21 |
1.3. |
Mức độ 3: Cơn hen ngày xuất hiện thường xuyên, cơn hen đêm lớn hơn 1 cơn một tuần |
31 |
1.4. |
Mức độ 4: Cơn hen ngày xuất hiện liên tục, cơn hen đêm xuất hiện thường xuyên |
41 |
2. |
Rối loạn thông khí phổi |
|
2.1. |
Mức độ nhẹ |
11 - 15 |
2.2. |
Mức độ trung bình |
16 - 20 |
2.3. |
Mức độ nặng và rất nặng |
31 - 35 |
3. |
Tâm phế mạn |
|
3.1. |
Mức độ 1 |
16 - 20 |
3.2. |
Mức độ 2 |
31 - 35 |
3.3. |
Mức độ 3 |
51 - 55 |
3.4. |
Mức độ 4 |
81 |
Người sử dụng lao động có trách nhiệm như thế nào đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp?
Căn cứ Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp như sau:
- Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;
- Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị bệnh nghề nghiệp như sau:
+ Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;
+ Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;
+ Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;
- Trả đủ tiền lương cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;
- Bồi thường cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:
+ Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
+ Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Giới thiệu để người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động theo quy định pháp luật;
- Thực hiện bồi thường, trợ cấp đối với người bị bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về mức suy giảm khả năng lao động hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động công bố biên bản điều tra tai nạn lao động đối với các vụ tai nạn lao động chết người;
- Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc;
- Lập hồ sơ hưởng chế độ về bệnh nghề nghiệp từ Quỹ bảo hiểm bệnh nghề nghiệp theo quy định.
- Tiền lương để làm cơ sở thực hiện các chế độ bồi thường, trợ cấp, tiền lương trả cho người lao động nghỉ việc do bị bệnh nghề nghiệp và tiền lương bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.
Xem thêm danh sách bài mới cập nhật:>>>
Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh chuẩn bị hồ sơ khai thuế bao gồm những gì?
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp là khi nào?
Thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng của kỳ tính thuế tháng 7 năm 2024 chậm nhất là khi nào?
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh rối loạn tự kỷ ở trẻ em theo quy định của Bộ Y tế?