Hồ sơ vụ tai nạn lao động gồm những giấy tờ gì?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 04/12/2023

Cho tôi hỏi hồ sơ vụ tai nạn lao động gồm những giấy tờ gì? Câu hỏi từ anh Thiện (TP. Hồ Chí Minh)

    • Hồ sơ vụ tai nạn lao động gồm những giấy tờ gì?

      Theo Điều 16 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định về hồ sơ vụ tai nạn lao động như sau:

      Hồ sơ vụ tai nạn lao động

      1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm lập Hồ sơ vụ tai nạn lao động. Hồ sơ bao gồm bản chính hoặc bản sao các tài liệu sau đây:

      a) Biên bản khám nghiệm hiện trường (nếu có);

      b) Sơ đồ hiện trường;

      c) Ảnh hiện trường, ảnh nạn nhân;

      d) Biên bản khám nghiệm tử thi hoặc khám nghiệm thương tích, trừ trường hợp mất tích theo tuyên bố của Tòa án;

      đ) Biên bản giám định kỹ thuật, giám định pháp y, kết luận giám định tư pháp (nếu có);

      e) Biên bản lấy lời khai của nạn nhân, người biết sự việc hoặc người có liên quan đến vụ tai nạn lao động;

      g) Biên bản Điều tra tai nạn lao động;

      h) Biên bản cuộc họp công bố biên bản Điều tra tai nạn lao động;

      i) Giấy chứng thương của cơ sở y tế được Điều trị (nếu có);

      k) Giấy ra viện của cơ sở y tế được Điều trị (nếu có).

      2. Trong một vụ tai nạn lao động, nếu có nhiều người bị tai nạn lao động thì mỗi người bị tai nạn lao động được lập một bộ hồ sơ riêng.

      ...

      Theo đó, hồ sơ vụ tai nạn lao động gồm những tài liệu giấy tờ sau:

      [1] Biên bản khám nghiệm hiện trường (nếu có);

      [2] Sơ đồ hiện trường;

      [3] Ảnh hiện trường, ảnh nạn nhân;

      [4] Biên bản khám nghiệm tử thi hoặc khám nghiệm thương tích, trừ trường hợp mất tích theo tuyên bố của Tòa án;

      [5] Biên bản giám định kỹ thuật, giám định pháp y, kết luận giám định tư pháp (nếu có);

      [6] Biên bản lấy lời khai của nạn nhân, người biết sự việc hoặc người có liên quan đến vụ tai nạn lao động;

      [7] Biên bản Điều tra tai nạn lao động;

      [8] Biên bản cuộc họp công bố biên bản Điều tra tai nạn lao động;

      [9] Giấy chứng thương của cơ sở y tế được Điều trị (nếu có);

      [10] Giấy ra viện của cơ sở y tế được Điều trị (nếu có).

      Hồ sơ vụ tai nạn lao động gồm những giấy tờ gì? (Hình từ Internet)

      Người sử dụng lao động của cơ sở xảy ra tai nạn lao động có trách nhiệm gì?

      Căn cứ Điều 18 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định người sử dụng lao động của cơ sở xảy ra tai nạn lao động như sau:

      - Kịp thời tổ chức sơ cứu, cấp cứu người bị nạn.

      - Khai báo tai nạn lao động theo quy định.

      - Giữ nguyên hiện trường vụ tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động nặng theo nguyên tắc sau đây:

      + Trường hợp phải cấp cứu người bị nạn, ngăn chặn những rủi ro, thiệt hại có thể xảy ra cho người khác mà làm xáo trộn hiện trường thì người sử dụng lao động của cơ sở xảy ra tai nạn lao động phải có trách nhiệm vẽ lại sơ đồ hiện trường, lập biên bản, chụp ảnh, quay phim hiện trường (nếu có thể);

      + Chỉ được xóa bỏ hiện trường và mai táng tử thi (nếu có) sau khi đã hoàn thành các bước Điều tra theo quy định của Nghị định này và được sự đồng ý bằng văn bản của Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh hoặc cơ quan công an.

      - Cung cấp ngay tài liệu, đồ vật, phương tiện có liên quan đến vụ tai nạn theo yêu cầu của Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp trên và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những tài liệu, đồ vật, phương tiện đó.

      - Tạo Điều kiện cho người lao động liên quan đến vụ tai nạn cung cấp thông tin cho Đoàn Điều tra tai nạn lao động khi được yêu cầu.

      - Thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở để Điều tra các vụ tai nạn lao động thuộc thẩm quyền quy định

      - Thông báo đầy đủ thông tin liên quan về tai nạn lao động tới tất cả người lao động thuộc cơ sở của mình.

      - Hoàn chỉnh hồ sơ và lưu trữ hồ sơ tai nạn lao động cho người lao động trong thời gian như sau:

      + 15 năm đối với vụ tai nạn lao động chết người;

      + Đến khi người bị tai nạn lao động nghỉ hưu đối với vụ tai nạn lao động khác.

      - Thanh toán các khoản chi phí phục vụ cho việc Điều tra tai nạn lao động kể cả việc Điều tra lại tai nạn lao động theo quy định, trừ trường hợp tai nạn lao động được Điều tra lại theo yêu cầu của cơ quan Bảo hiểm xã hội.

      - Thực hiện các biện pháp khắc phục và giải quyết hậu quả do tai nạn lao động gây ra; tổ chức rút kinh nghiệm; thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện các kiến nghị ghi trong biên bản Điều tra tai nạn lao động; xử lý theo thẩm quyền những người có lỗi để xảy ra tai nạn lao động.

      Trong trường hợp nào tai nạn giao thông được tính là tai nạn lao động?

      Căn cứ theo Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động cụ thể như sau:

      Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động

      Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

      1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

      a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;

      b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;

      c) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;

      2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này;

      3. Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này.

      Theo đó, để được hưởng chế độ tai nạn lao động, người lao động bị tai nạn giao thông đang tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

      - Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

      + Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;

      + Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;

      - Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn.

      - Không thuộc trường hợp không được hưởng các chế độ từ người sử dụng lao động quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn