Được hoàn tiền đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong trường hợp nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 30/11/2023

Cho hỏi: Trường hợp nào được hoàn tiền đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc? Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm những khoản nào? Câu hỏi của chị Ngọc Bích (Quảng Bình)

    • Được hoàn tiền đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong trường hợp nào?

      Căn cứ theo khoản 3 Điều 43 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017' onclick="vbclick('54F8F', '397456');" target='_blank'>Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 được sửa đổi bởi khoản 67 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 quy định về việc quản lý tiền thu cụ thể như sau:

      Quản lý tiền thu

      ...

      3. Hoàn trả

      3.1. Các trường hợp hoàn trả

      a) Đơn vị giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật hoặc di chuyển nơi đăng ký tham gia đã đóng thừa tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.

      b) Các trường hợp hoàn trả BHXH tự nguyện, BHYT.

      c) Đơn vị chuyển tiền vào tài khoản chuyên thu không thuộc trách nhiệm quản lý thu của cơ quan BHXH tỉnh, huyện theo phân cấp.

      d) Số tiền đơn vị, cá nhân đã chuyển vào tài khoản chuyên thu không phải là tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.

      đ) Kho bạc hoặc ngân hàng hạch toán nhầm vào tài khoản chuyên thu.

      e) Trường hợp một người có từ 02 sổ BHXH trở lên có thời gian đóng BHXH, BHTN trùng nhau thì cơ quan BHXH thực hiện hoàn trả cho người lao động số tiền đơn vị và người lao động đã đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất và số tiền đã đóng vào quỹ BHTN (bao gồm cả số tiền thuộc trách nhiệm đóng BHXH, BHTN của người sử dụng lao động), không bao gồm tiền lãi. Cơ quan BHXH quản lý nơi người lao động đang làm việc hoặc đang sinh sống thực hiện hoàn trả cho người lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều 46.

      g) Trường hợp đóng BHXH cho người lao động không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

      ...

      Theo đó, việc hoàn tiền đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

      - Đơn vị giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật hoặc di chuyển nơi đăng ký tham gia đã đóng thừa tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

      - Đơn vị chuyển tiền vào tài khoản chuyên thu không thuộc trách nhiệm quản lý thu của cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh, huyện theo phân cấp.

      - Số tiền đơn vị, cá nhân đã chuyển vào tài khoản chuyên thu không phải là tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

      - Kho bạc hoặc ngân hàng hạch toán nhầm vào tài khoản chuyên thu.

      - Trường hợp một người có từ 02 sổ bảo hiểm xã hội trở lên có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trùng nhau thì cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện hoàn trả cho người lao động số tiền đơn vị và người lao động đã đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất và số tiền đã đóng vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp, không bao gồm tiền lãi

      Cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý nơi người lao động đang làm việc hoặc đang sinh sống thực hiện hoàn trả cho người lao động theo khoản 2 Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017' onclick="vbclick('54F8F', '397456');" target='_blank'>Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017.

      - Trường hợp đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

      Được hoàn tiền đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)

      Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là những khoản nào?

      Theo khoản 1 khoản 2 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:

      Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

      1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).

      Người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở.

      2. Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.

      Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.

      ...

      Theo đó, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là những khoản sau đây:

      - Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là: tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc, quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).

      - Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn thì tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là mức lương cơ sở.

      - Người lao động thuộc đối tượng theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là mức lương, phụ cấp và các khoản bổ sung.

      Người lao động bị tạm giam thì có tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không?

      Căn cứ theo Điều 88 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về việc tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:

      Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

      1. Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất được quy định như sau:

      a) Trong trường hợp người sử dụng lao động gặp khó khăn phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh dẫn đến việc người lao động và người sử dụng lao động không có khả năng đóng bảo hiểm xã hội thì được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất trong thời gian không quá 12 tháng;

      b) Hết thời hạn tạm dừng đóng quy định tại điểm a khoản này, người sử dụng lao động và người lao động tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng, số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này.

      2. Người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà bị tạm giam thì người lao động và người sử dụng lao động được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội. Trường hợp được cơ quan có thẩm quyền xác định người lao động bị oan, sai thì thực hiện việc đóng bù bảo hiểm xã hội cho thời gian bị tạm giam. Số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này.

      3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này và các trường hợp khác tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

      Như vậy, người lao động và người sử dụng lao động được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc khi người lao động bị tạm giam theo quy định của pháp luật.

      Trường hợp được cơ quan có thẩm quyền xác định người lao động bị oan, sai thì thực hiện việc đóng bù bảo hiểm xã hội cho thời gian bị tạm giam. Số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn