Đóng BHXH và thời điểm nghỉ việc

Ông Nguyễn Hải Hà ký hợp đồng lao động xác định thời hạn 2 năm với công ty (từ ngày 1/12/2011 đến ngày 1/12/2013). Nhưng đến ngày 6/5/2013 ông làm đơn xin nghỉ việc, báo trước 45 ngày và được công ty chấp nhận. Ông Hà tiếp tục làm việc, hưởng lương bình thường từ ngày 6/5/2013 đến ngày 20/6/2013 mới nghỉ việc. Tuy nhiên, công ty thông báo sẽ dừng đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) của ông Hà từ tháng 5/2013. Ông Hà muốn biết, công ty thực hiện như vậy có đúng quy định không?

Theo khoản 2, Điều 54 Quy định quản lý thu BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT ban hành kèm theo Quyết định số 1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, đối với người lao động ngừng việc, nghỉ việc trong tháng, có ít nhất 1 ngày làm việc và hưởng tiền lương trong tháng, thì tính đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đối với đơn vị và người lao động như sau:

- Trường hợp số ngày không làm việc và không hưởng tiền lương, từ 14 ngày trở lên trong tháng thì không tính đóng BHXH, BHYT, BHTN của tháng đó: Người lao động ngừng việc, nghỉ việc thì tính đóng BHXH, BHYT, BHTN đến ngày cuối cùng của tháng trước liền kề tháng ngừng việc, nghỉ việc.

Nếu đơn vị và người lao động đề nghị đóng BHXH, BHYT, BHTN cho cả tháng mà người lao động có ít nhất 1 ngày làm việc và hưởng tiền lương, tiền công thì thực hiện theo đề nghị của đơn vị.

- Trường hợp số ngày không làm việc và không hưởng tiền lương, dưới 14 ngày trong tháng thì tính đóng BHXH, BHYT, BHTN đối với đơn vị và người lao động cả tháng đó: Người lao động ngừng việc, nghỉ việc thì tính đóng BHXH, BHYT, BHTN đến ngày cuối cùng của tháng ngừng việc, nghỉ việc.

Trường hợp ông Nguyễn Hải Hà ký kết hợp HĐLĐ xác định thời hạn 2 năm với công ty (từ ngày 1/12/2011-1/12/2013). Ngày 6/5/2013 ông làm đơn xin nghỉ việc báo trước 45 ngày và được công ty chấp thuận nghỉ việc vào ngày 20/6/2013 (ông Hà đã thực hiện đúng quy định về thời gian báo trước ít nhất 30 ngày theo điểm b, khoản 2 Điều 37 Bộ luật Lao động năm 2012).

Ông Hà tiếp tục làm việc, hưởng lương trong cả tháng 5/2013. Nếu tháng 6/2013 ông Hà làm việc từ ngày 1/6/2013 đến ngày 20/6/2013 nghỉ việc, thì trong tháng 6/2013 ông Hà sẽ không làm việc và không hưởng tiền lương từ ngày 21/6/2013 đến hết ngày 30/6/2013 là 10 ngày (dưới 14 ngày). Căn cứ điểm 2.2, khoản 2, Điều 54 Quy định nêu trên, thì công ty và người lao động phải tính đóng BHXH, BHYT, BHTN cả tháng 6/2013.

Trường hợp của ông Hà thì tính đóng BHXH, BHYT, BHTN đến hết ngày 30/6/2013.

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Mức tham chiếu đóng BHXH được điều chỉnh trên cơ sở nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bao nhiêu hình thức nhận lương hưu từ ngày 01/07/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn cập nhật số Căn cước công dân vào ứng dụng VssID trên máy tính nhanh nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn cập nhật số căn cước vào sổ bảo hiểm xã hội chi tiết nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội khu vực chi tiết năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Số lượng BHXH cấp huyện thuộc BHXH khu vực năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách 35 trụ sở Bảo hiểm xã hội khu vực từ ngày 1/3/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2025, có được ủy quyền cho người khác nhận lương hưu không?
Hỏi đáp Pháp luật
Đối tượng và thời gian áp dụng hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Người suy giảm khả năng lao động có được rút BHXH 1 lần không?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;