Đối tượng bị tính lãi phạt chậm đóng BHXH

Năm 2013 tôi đóng mức BHXH là: 1.550.000. Năm 2014 tôi đóng mức BHXH là: 2.247.000đ. Đến tháng 7/2014 tôi nghỉ việc và chuyển công tác, nhưng cho tới 31/12/2014 cty tôi vẫn chưa chưa đóng tiền BHXH nên bị tính lãi chậm nộp và truy đóng. Vậy cho tôi hỏi cách tính chậm nộp và lãi truy thu như thế nào và số tiền là bao nhiêu? Tôi xin cảm ơn!

1. Đối tượng bị tính lãi phạt chậm đóng:
a. Đơn vị đóng BHXH, BHYT, BHTN chậm quá thời hạn theo quy định từ 30 ngày trở lên thì phải đóng số tiền lãi tính trên số tiền BHXH, BHYT, BHTN chưa đóng gồm:
- Số tiền BHXH, BHYT, BHTN phải đóng nhưng chưa đóng đã quá thời hạn quy định, trừ số tiền 2% trong kỳ được giữ lại của đơn vị tham gia BHXH bắt buộc.
- Số tiền 2% đơn vị được giữ lại lớn hơn số tiền được quyết toán, đơn vị phải đóng phần chênh lệch vào tháng đầu quý sau nhưng chưa đóng.
b. Trườnghợp đơn vị không chuyển đủ số tiền phải đóng trong kỳ và tiền lãi chậm đóng (nếu có) cho các quỹ BHXH, BHYT, BHTN thì cơ quan BHXH phân bổ số tiền đóng theo thứ tự như sau:
- Tiền đóng BHYT; tiền lãi BHYT (nếu có).
- Tiền đóng BHTN; tiền lãi BHTN (nếu có).
- Tiền đóng BHXH; tiền lãi BHXH (nếu có).
Ví dụ 1:(đơn vị bị tính lãi chậm đóng)
- Thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT, BHTN tháng 01/2014 của đơn vị A còn nợ số tiền như sau: BHXH: 5.000.000 đồng.
- Phát sinh tháng 02/2014:
+ Quỹ lương đóng BHXH, BHYT, BHTN là 20.000.000 đồng.
+ Trong đó số tiền 2% được giữ lại: 400.000 đồng (20.000.000 x 2%)
+ Số tiền phải nộp tháng 02/2014 là 5.700.000 đồng (20.000.000 x 32.5% - 400.000).
- Trong tháng 02/2014 không có chứng từ nộp tiền của đơn vị. Giả sử lãi suất là 0,871%/tháng. Ngày 01/03/2014 tính lãi chậm đóng để đưa vào Thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT tháng 03/2014 như sau:
+ Pcdi = (5.000.000 + 5.700.000) – 5.700.000 = 5.000.000 đồng
+ Lcdi = (Pcdi + Lcdi-1) x k = (5.000.000 + 0) x 0,871% = 43.550 đồng.
2. Đối tượng bị tính lãi truy thu:
a. Đơn vị vi phạm các quy định của pháp luật về đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xử lý buộc truy đóng hoặc do cơ quan BHXH kiểm tra và truy thu hoặc đơn vị có yêu cầu được truy thu:
- Không đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động.
- Đóng không đúng thời gian quy định.
- Đóng không đúng mức quy định.
- Đóng không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH, BHYT, BHTN.
b. Đơn vị hết thời hạn được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất theo quy định của pháp luật, đơn vị điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH, BHYT của người lao động; người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài sau khi về nước truy đóng BHXH theo quy định của pháp luật.
c. Các trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.
Đơn vị bạn không chịu lãi truy thu vì không có điều chỉnh báo muộn.

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Mức tham chiếu đóng BHXH được điều chỉnh trên cơ sở nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bao nhiêu hình thức nhận lương hưu từ ngày 01/07/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn cập nhật số Căn cước công dân vào ứng dụng VssID trên máy tính nhanh nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn cập nhật số căn cước vào sổ bảo hiểm xã hội chi tiết nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội khu vực chi tiết năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Số lượng BHXH cấp huyện thuộc BHXH khu vực năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách 35 trụ sở Bảo hiểm xã hội khu vực từ ngày 1/3/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2025, có được ủy quyền cho người khác nhận lương hưu không?
Hỏi đáp Pháp luật
Đối tượng và thời gian áp dụng hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Người suy giảm khả năng lao động có được rút BHXH 1 lần không?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;