Để cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới phải đáp ứng những điều kiện gì?

Để cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới phải đáp ứng những điều kiện gì? Chào các anh/chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi đang là sinh viên trường Đại học Lao động Xã hội, hiện tại tôi đang tìm hiểu một số thông tin quy định về việc cung cấp và sử dụng dịch vụ bảo hiểm qua biên giới, nhưng trong quá trình tìm hiểu tôi gặp một chút vướng mắc. Vì vậy, tôi có câu hỏi này mong nhận được sự tư vấn của Quý ban biên tập. Nội dung thắc mắc như sau: Các điều kiện cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời từ Ban biên tập! Tôi chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe anh/chị rất nhiều.

Thùy Trang (trang***@gmail.com)

Các điều kiện cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới được quy định tại Điều 91 Nghị định 73/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi như sau:

Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau:

1. Các điều kiện chung:

a) Có Giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm nước ngoài nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính cho phép thực hiện các nghiệp vụ bảo hiểm dự kiến cung cấp qua biên giới tại Việt Nam và chứng minh doanh nghiệp đang hoạt động hợp pháp ít nhất 10 năm tính tới thời điểm cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam;

b) Có văn bản của cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm nước ngoài nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính cho phép cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam và xác nhận không vi phạm các quy định pháp luật về hoạt động kinh doanh bảo hiểm, môi giới bảo hiểm và các quy định pháp luật khác của nước ngoài trong thời hạn 03 năm liền kề trước năm cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam.

2. Các điều kiện về năng lực tài chính:

a) Có tổng tài sản tối thiểu tương đương 02 tỷ đô la Mỹ đối với doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài; tối thiểu tương đương 100 triệu đô la Mỹ đối với doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài vào năm tài chính trước năm cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam;

b) Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được xếp hạng tối thiểu “BBB” theo Standard & Poor’s hoặc Fitch, “B++” theo A.M.Best, “Baal” theo Moody’s hoặc các kết quả xếp hạng tương đương của các tổ chức có chức năng, kinh nghiệm xếp hạng khác tại năm tài chính trước năm cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam;

c) Hoạt động kinh doanh có lãi trong 03 năm tài chính liền kề trước năm cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam.

3. Các điều kiện về khả năng xử lý tổn thất:

a) Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài phải ký quỹ tối thiểu 100 tỷ đồng Việt Nam tại ngân hàng được cấp Giấy phép tại Việt Nam và có thư bảo lãnh thanh toán của ngân hàng đó cam kết thanh toán trong trường hợp trách nhiệm của các hợp đồng bảo hiểm cung cấp qua biên giới tại Việt Nam vượt quá mức ký quỹ bắt buộc. Tiền ký quỹ chỉ được sử dụng để đáp ứng các cam kết đối với bên mua bảo hiểm khi doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài mất khả năng thanh toán theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nước ngoài nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Tiền ký quỹ được hưởng lãi theo thỏa thuận với ngân hàng nơi ký quỹ. Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được rút toàn bộ tiền ký quỹ khi chấm dứt trách nhiệm đối với các hợp đồng cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam;

b) Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài phải có quy trình giải quyết bồi thường trong đó nêu rõ thủ tục, trình tự xử lý tổn thất và thời hạn trả tiền bồi thường cho bên mua bảo hiểm tại Việt Nam. Trong mọi trường hợp, doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài hoặc đại diện được ủy quyền phải có mặt tại nơi xảy ra tổn thất trong thời hạn bốn mươi tám giờ kể từ thời điểm nhận được thông báo tổn thất. Thời hạn giải quyết bồi thường tối đa theo quy định tại Điều 29 Luật kinh doanh bảo hiểm;

c) Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp môi giới bảo hiểm cho trách nhiệm cung cấp dịch vụ môi giới bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam.

Trên đây là nội dung tư vấn về các điều kiện cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới. Để có thể hiểu chi tiết hơn về quy định này bạn vui lòng tham khảo thêm tại Nghị định 73/2016/NĐ-CP.

Trân trọng thông tin đến bạn!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/7/2025, người lao động tham gia BHXH tự nguyện mắc bệnh nào thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/7/2025, người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội là ai? Có quyền và trách nhiệm gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/01/2026 có cấp Sổ bảo hiểm xã hội bản giấy nữa không? Người tham gia bảo hiểm xã hội có các quyền nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảo hiểm hưu trí bổ sung là gì? Từ ngày 01/7/2025, đối tượng nào tham gia bảo hiểm hưu trí bổ sung?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/7/2025, điều kiện hưởng trợ cấp thai sản khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/7/2025, thời gian hưởng chế độ ốm đau của người lao động là bao lâu?
lawnet.vn
Từ ngày 01/7/2025, bổ sung trường hợp nghỉ hưởng chế độ thai sản cho trường hợp thai ngoài tử cung?
lawnet.vn
Từ ngày 01/7/2025, người lao động không đủ điều kiện hưởng lương hưu và chưa đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội thì được hưởng các chế độ nào?
lawnet.vn
Từ ngày 01/7/2025, bổ sung trường hợp hưởng chế độ ốm đau của đối tượng tham gia BHXH bắt buộc?
lawnet.vn
Người lao động có được hưởng lương hưu khi định cư nước ngoài không?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;