Công ty tôi có ký hợp đồng lao động với một số nhân viên đã nghỉ hưu và đang hưởng lương hưu. Ban tư vấn cho tôi hỏi công ty có phải đóng BHYT cho nhân viên đang hưởng lương hưu không? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban tư vấn. Chân thành cảm ơn!

Thanh Vân - van*****@gmail.com

"> Công ty tôi có ký hợp đồng lao động với một số nhân viên đã nghỉ hưu và đang hưởng lương hưu. Ban tư vấn cho tôi hỏi công ty có phải đóng BHYT cho nhân viên đang hưởng lương hưu không? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban tư vấn. Chân thành cảm ơn!

Thanh Vân - van*****@gmail.com

">

Công ty có phải đóng BHYT cho nhân viên đang hưởng lương hưu?

Công ty tôi có ký hợp đồng lao động với một số nhân viên đã nghỉ hưu và đang hưởng lương hưu. Ban tư vấn cho tôi hỏi công ty có phải đóng BHYT cho nhân viên đang hưởng lương hưu không? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban tư vấn. Chân thành cảm ơn!

Thanh Vân - van*****@gmail.com

Theo quy định tại Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi Khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 thì:

1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:

a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);

b) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.

2. Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng, bao gồm:

a) Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

b) Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày; người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng;

c) Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng;

d) Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Theo quy định tại Điều 13 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi Khoản 7 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 thì:

Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật này.

==> Người lao động trong trường hợp này vừa thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế do người lao động và người sử dụng lao động đóng vừa thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng. Tuy nhiên theo thứ tự thì nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng được xếp trước nên dù là người lao động đang hưởng lương hưu nên khi ký hợp đồng lao động thì công ty vẫn đóng bảo hiểm y tế cho họ.

Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.  

Chúc sức khỏe và thành công! 

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Mức tham chiếu đóng BHXH được điều chỉnh trên cơ sở nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bao nhiêu hình thức nhận lương hưu từ ngày 01/07/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn cập nhật số Căn cước công dân vào ứng dụng VssID trên máy tính nhanh nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn cập nhật số căn cước vào sổ bảo hiểm xã hội chi tiết nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội khu vực chi tiết năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Số lượng BHXH cấp huyện thuộc BHXH khu vực năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách 35 trụ sở Bảo hiểm xã hội khu vực từ ngày 1/3/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2025, có được ủy quyền cho người khác nhận lương hưu không?
Hỏi đáp Pháp luật
Đối tượng và thời gian áp dụng hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Người suy giảm khả năng lao động có được rút BHXH 1 lần không?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;