Có các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc nào cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam?

Có các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc nào cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam? Người lao động nước ngoài có thời hạn làm việc tại Việt Nam theo giấy phép lao động tối đa là bao lâu? Người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài phải có trách nhiệm như thế nào?

Có các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc nào cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam?

Căn cứ Điều 5 Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định về các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam như sau:

Các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc

1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định này thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc sau đây: ốm đau; thai sản; bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí và tử tuất.

2. Chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định này tính trên thời gian người lao động tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định tại Nghị định này.

Như vậy, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định thực hiện 04 chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm: ốm đau; thai sản; bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí và tử tuất.

Có các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc nào cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam? (Hình từ Internet)

Người lao động nước ngoài có thời hạn làm việc tại Việt Nam theo giấy phép lao động tối đa là bao lâu?

Đầu tiên, tại Điều 151 Bộ luật Lao động 2019 quy định về điều kiện người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam như sau:

Điều kiện người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

...

2. Thời hạn của hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không được vượt quá thời hạn của Giấy phép lao động. Khi sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.

...

Đồng thời, tại Điều 10 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định về thời hạn của giấy phép lao động như sau:

Thời hạn của giấy phép lao động

Thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của một trong các trường hợp sau đây nhưng không quá 02 năm:

1. Thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ ký kết.

2. Thời hạn của bên nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam.

3. Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài.

4. Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài.

5. Thời hạn nêu trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ.

...

Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì người lao động nước ngoài có thời hạn làm việc tại Việt Nam không được vượt quá thời hạn của giấy phép lao động. Hay nói cách khác thời hạn làm việc của người lao động nước ngoài tại Việt Nam sẽ không quá 02 năm.

Người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài phải có trách nhiệm như thế nào?

Căn cứ theo Điều 153 Bộ luật Lao động 2019 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài:

Trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài

1. Người lao động nước ngoài phải xuất trình giấy phép lao động khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động sẽ bị buộc xuất cảnh hoặc trục xuất theo quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

3. Người sử dụng lao động sử dụng người lao động nước ngoài làm việc cho mình mà không có giấy phép lao động thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Như vậy, người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài phải có trách nhiệm như sau:

- Người lao động nước ngoài phải xuất trình giấy phép lao động khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động sẽ bị buộc xuất cảnh hoặc trục xuất theo quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

- Người sử dụng lao động sử dụng người lao động nước ngoài làm việc cho mình mà không có giấy phép lao động thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
lawnet.vn
Từ ngày 01/7/2025, bổ sung trường hợp nghỉ hưởng chế độ thai sản cho trường hợp thai ngoài tử cung?
lawnet.vn
Từ ngày 01/7/2025, người lao động không đủ điều kiện hưởng lương hưu và chưa đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội thì được hưởng các chế độ nào?
lawnet.vn
Từ ngày 01/7/2025, bổ sung trường hợp hưởng chế độ ốm đau của đối tượng tham gia BHXH bắt buộc?
lawnet.vn
Người lao động có được hưởng lương hưu khi định cư nước ngoài không?
lawnet.vn
Mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần có tăng theo lương cơ sở không?
lawnet.vn
Nghị định 75/2024/NĐ-CP quy định về điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng mới nhất 2024?
lawnet.vn
Từ ngày 01/7/2025, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sảy thai là bao lâu?
lawnet.vn
Từ ngày 01/7/2025, đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện bao lâu thì được hưởng trợ cấp thai sản?
lawnet.vn
Cha mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì thời gian hưởng chế độ khi chăm sóc con ốm đau là bao lâu?
lawnet.vn
Từ ngày 01/07/2025, đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu 15 năm sẽ được hưởng lương hưu?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;