Chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam có phải nộp phí quản lý và giám sát hoạt động bảo hiểm không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 06/04/2022

Chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam có phải nộp phí quản lý và giám sát hoạt động bảo hiểm không? Cho em hỏi về việc doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài thành lập chi nhánh tại Việt Nam thì có phải nộp phí quản lý lý và giám sát hoạt động bảo hiểm không, nếu có thì mức phí là bao nhiêu? Kê khai, thu, nộp phí quản lý và giám sát hoạt động bảo hiểm như thế nào?

    • Chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam có phải nộp phí quản lý và giám sát hoạt động bảo hiểm không?
      (ảnh minh họa)
    • Chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam có phải nộp phí quản lý và giám sát hoạt động bảo hiểm không?

      Căn cứ Điều 2 Thông tư 01/2020/TT-BTC quy định về người nộp phí và tổ chức thu phí như sau:

      1. Người nộp phí là các tổ chức kinh doanh bảo hiểm đã được cấp phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam, bao gồm:

      a) Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam.

      b) Doanh nghiệp tái bảo hiểm.

      c) Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

      2. Cục Quản lý, giám sát Bảo hiểm (Bộ Tài chính) tổ chức thu phí theo quy định tại Thông tư này.

      Như vậy, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam là đối tượng phải nộp phí quản lý và giám sát hoạt động bảo hiểm.

      Ngoài ra tại Điều 3 Thông tư 01/2020/TT-BTC quy định về mức thu phí như sau:

      Mức thu phí quản lý và giám sát hoạt động bảo hiểm như sau:

      1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam: 0,03% phí bảo hiểm gốc (sau khi trừ các khoản hoàn, giảm phí bảo hiểm gốc).

      2. Doanh nghiệp tái bảo hiểm: 0,03% phí nhận tái bảo hiểm (sau khi trừ các khoản hoàn, giảm phí nhận tái bảo hiểm).

      3. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm: 0,03% doanh thu hoạt động môi giới bảo hiểm.

      Như vậy, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam phải nộp 0,03% phí bảo hiểm gốc (sau khi trừ các khoản hoàn, giảm phí bảo hiểm gốc).

      Kê khai, thu, nộp phí quản lý và giám sát hoạt động bảo hiểm như thế nào?

      Căn cứ Điều 4 Thông tư 01/2020/TT-BTC quy định về kê khai, thu, nộp phí như sau:

      1. Người nộp phí thực hiện nộp phí quản lý và giám sát hoạt động bảo hiểm vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách của tổ chức thu phí mở tại Kho bạc nhà nước. Phí quản lý và giám sát hoạt động bảo hiểm tính theo năm và nộp 02 kỳ.

      a) Chậm nhất là ngày 31 tháng 8 hàng năm, người nộp phí tính và nộp phí quản lý và giám sát hoạt động bảo hiểm cho 06 tháng đầu năm (kỳ 1), như sau:

      Số phí phải nộp = phí bảo hiểm gốc (hoặc phí nhận tái bảo hiểm hoặc doanh thu hoạt động môi giới bảo hiểm) 06 tháng đầu năm x 0,03%.

      b) Chậm nhất là ngày 30 tháng 4 năm sau, người nộp phí tính và nộp phí quản lý và giám sát hoạt động bảo hiểm cho năm tài chính trước liền kề (kỳ 2) như sau:

      Số phí phải nộp = phí bảo hiểm gốc (hoặc phí nhận tái bảo hiểm hoặc doanh thu hoạt động môi giới bảo hiểm) năm tài chính trước liền kề x 0,03% - số phí đã nộp kỳ 1.

      2. Chậm nhất là ngày 05 hàng tháng, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí quản lý và giám sát hoạt động bảo hiểm đã thu của tháng trước vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc nhà nước.

      3. Tổ chức thu phí thực hiện kê khai, nộp phí quản lý và giám sát hoạt động bảo hiểm thu được với cơ quan thuế theo tháng, quyết toán năm theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 19 và khoản 2 Điều 26 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ. Tổ chức thu phí nộp 52% số tiền phí quản lý và giám sát hoạt động bảo hiểm thu được vào ngân sách nhà nước theo chương, mục, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • Điều 2 Thông tư 01/2020/TT-BTC Tải về
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn