Các hành vi bị nghiêm cấm trong kinh doanh bảo hiểm?

Các hành vi bị nghiêm cấm trong kinh doanh bảo hiểm? Tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm như thế nào?

Tôi thắc mắc những vấn đề trên, mong được giải đáp theo quy định mới nhất của luật.

Các hành vi bị nghiêm cấm trong kinh doanh bảo hiểm?

Tại Điều 9 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 (có hiệu lực từ 01/01/2023) quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong kinh doanh bảo hiểm được quy định như sau:

1. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm khi không có giấy phép thành lập và hoạt động.

2. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm không đúng phạm vi được cấp phép.

3. Hoạt động đại lý bảo hiểm, hoạt động dịch vụ phụ trợ bảo hiểm khi không đáp ứng điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật.

4. Thực hiện các hành vi gian lận bao gồm:

a) Thông đồng với người thụ hưởng để giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm trái pháp luật;

b) Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin trong hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm;

c) Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin để từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm đã xảy ra;

d) Tự gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe của mình để hưởng quyền lợi bảo hiểm.

5. Đe dọa, cưỡng ép giao kết hợp đồng bảo hiểm.

Tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm như thế nào?

Theo Điều 10 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 (có hiệu lực từ 01/01/2023) quy định tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm như sau:

1. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật về hội, có trách nhiệm tuân thủ quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh bảo hiểm và chịu sự giám sát của Bộ Tài chính.

2. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm có trách nhiệm ban hành bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp, các quy tắc, chuẩn mực để áp dụng chung cho các thành viên của tổ chức; phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 1/7/2025, người lao động tham gia BHXH tự nguyện được hưởng chế độ thai sản bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/7/2025, người lao động nhận nuôi con nuôi có được hưởng chế độ thai sản không?
Hỏi đáp Pháp luật
Những hành vi nào bị cấm khi tương tác trên Zalo Bảo hiểm xã hội Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/7/2025, quỹ bảo hiểm xã hội chi đóng bảo hiểm y tế cho các đối tượng nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Quyết định 1624/QĐ-BHXH năm 2024 về Quy chế hoạt động tài khoản Zalo Bảo hiểm xã hội Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/7/2025, người lao động được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau khi ốm đau tối đa bao nhiêu ngày?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/7/2025, lao động nữ được nghỉ khám thai tối đa bao nhiêu lần?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/7/2025, thân nhân của người lao động tham gia BHXH bắt buộc được nhận một lần trợ cấp mai táng trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/7/2025, con ốm đau người lao động được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện từ ngày 01/7/2025 gồm những giấy tờ gì?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;