Nên lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào để kinh doanh?

Việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp để kinh doanh hàng hóa, sản phẩm hay dịch vụ là một việc làm hết sức cần thiết và ý nghĩa. Để biết được loại hình doanh nghiệp nào phù hợp với mình, dễ quản lý, dễ hoạt động và mang lại hiệu quả tốt thì chủ doanh nghiệp cần nắm được những ưu và khuyết điểm của từng loại hình doanh nghiệp.

 

Loại hình
doanh nghiệp

Ưu điểm

Nhược điểm

Doanh nghiệp tư nhân (DNTN)

- Thủ tục thành lập đơn giản;

- DNTN do 1 cá nhân làm chủ sở hữu, có quyền và chủ động quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh;

- Chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn.

- DNTN  không có tư cách pháp nhân;

- Chủ DNTN phải tự mình chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp;

- Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp thì chủ DNTN vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Khi doanh nghiệp phá sản thì chủ doanh nghiệp vẫn phải trả các khoản nợ bằng toàn bộ tài sản cá nhân của mình.

Công ty cổ phần
(CTCP)

- CTCP có trách nhiệm hữu hạn;

- Các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp;

- Phạm vi hoạt động của CTCP rộng;

- Cơ cấu vốn linh hoạt, khả năng huy động vốn cao, việc chuyển nhượng mua bán cổ phiếu dễ -> tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn vào công ty.

- Số lượng cổ đông nhiều -> việc quản lý và điều hành công ty phức tạp, dễ phát sinh mâu thuẫn giữa các nhóm cổ đông đối kháng nhau về lợi ích;

- Việc thành lập và quản lý công ty cổ phần phức tạp hơn các loại hình doanh nghiệp khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật về chế độ tài chính, kế toán.

Công ty
hợp danh

- Số lượng thành viên ít.

- Việc điều hành, quản lý công ty dựa trên sự tin tưởng giữa các thành viên; phân công nhau thực hiện quyền quản lý, tổ chức các hoạt động kinh doanh của công ty theo nguyên tắc đa số.

- Các thành viên liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình.

- Tài sản của các thành viên góp vốn vào công ty buộc phải chuyển quyền sở hữu cho công ty.

- Khi phát sinh các khoản nợ mà công ty không có khả năng chi trả thì các thành viên hợp danh phải có nghĩa vụ dùng tài sản cá nhân để thanh toán các khoản nợ đó.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV)

- Công ty do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu, có toàn quyền quyết định về hoạt động kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

- Cơ cấu công ty đơn giản, dễ quản lý và kiểm soát.

- Công ty không được phát hành cổ phần để huy động vốn;

- Vốn điều lệ cố định. Chủ sở hữu không được quyền rút vốn ra khỏi công ty.

- Nếu muốn tăng hoặc giảm vốn điều lệ thì phải chuyển nhượng vốn góp cho người khác hoặc tiếp nhận phần vốn của thành viên mới (hệ quả là chuyển đổi sang công ty TNHH 02 thành viên).

Công ty TNHH
02 thành viên

- Các thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn trên phần vốn góp của mình.

- Việc mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp giữa các thành viên trong công ty được luật pháp quy định khá chặt chẽ.

Công ty không được phát hành cổ phần nên việc huy động vốn hẹp, chỉ gói gọn trong phạm vi vốn vay và vốn góp từ các thành viên.

Hộ kinh doanh

- Quy mô gọn nhẹ;

- Chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản, phù hợp với cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ.

- Không có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của chủ hộ, tính chất hoạt động manh mún.

- Giới hạn nhân công 10 người;

 
Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
5775 lượt xem
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;