Thực tập có phải ký hợp đồng lao động không?

Nhiều cơ quan, tổ chức hiện nay cho phép tuyển dụng thực tập sinh vào làm việc. Vậy thực tập sinh có phải ký hợp đồng lao động khi đi thực tập không?

Thực tập có phải ký hợp đồng lao động không?

Thực tập có phải ký hợp đồng lao động không?

1. Thực tập có phải ký hợp đồng lao động không?

Hiện nay, Bộ luật Lao động 2019 không có quy định về đối tượng người lao động là thực tập sinh hay hình thức hợp đồng lao động là hợp đồng thực tập.

Việc thực tập được nhắc đến tại Luật Giáo dục 2019Luật Giáo dục đại học (sửa đổi 2018) như sau:

- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm hỗ trợ, hợp tác với nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục và nghiên cứu khoa học; tạo điều kiện cho nhà giáo và người học tham quan, hoạt động trải nghiệm, thực tập, nghiên cứu khoa học;

- Khuyến khích cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tiếp nhận, tạo điều kiện để người học và giảng viên thực hành, thực tập, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

- Cơ sở giáo dục đại học có trách nhiệm phối hợp với doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động trong việc sử dụng chuyên gia, cơ sở vật chất, trang thiết bị để tổ chức đào tạo thực hành, thực tập nhằm nâng cao kỹ năng thực hành, thực tập và tăng cơ hội việc làm của sinh viên.

Theo các quy định nêu trên, các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm hỗ trợ nhà trường, sinh viên tổ chức thực tập nhằm rèn luyện thực tế những kiến thức đã học được tại trường.

Như vậy, nếu thực tập sinh thực tập tại các cơ sở lao động theo hình thức thực tập do nhà trường yêu cầu, giới thiệu, chỉ định, hướng dẫn thì không phải ký hợp đồng lao động hay hợp đồng thực tập. 

Tiền thực tập sinh nhận được từ cơ sở lao động được xem là một phần tiền hỗ trợ, kinh phí đi lại chứ không phải là lương theo quy định tại Bộ luật Lao động 2019.

2. Thực tập có phải là học nghề, tập nghề, thử việc không?

- Theo Điều 61 Bộ luật Lao động 2019 thì học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để đào tạo nghề nghiệp tại nơi làm việc. 

- Tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để hướng dẫn thực hành công việc, tập làm nghề theo vị trí việc làm tại nơi làm việc. 

Người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình phải ký hợp đồng đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.

- Hiện nay, trước khi ký hợp đồng lao động, người sử dụng lao động thường yêu cầu người lao động thử việc trong một khoảng thời gian nhất định. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.

Căn cứ các quy định nêu trên và bản chất cơ bản của việc thực tập là nhằm nâng cao kỹ năng thực hành, thực tập và tăng cơ hội việc làm của sinh viên thì thực tập không phải là học nghề, tập nghề hay thử việc. 

Theo đó, khi thực tập sinh đến thực tập tại cơ quan, tổ chức, nếu được yêu cầu giao kết hợp đồng thực tập thì cần nắm rõ các nội dung trong hợp đồng, xem bản chất của hợp đồng là học nghề, tập nghề hay thử việc. 

Nội dung của hợp đồng mới là yếu tố quyết định bản chất của hợp đồng chứ không phải tên gọi của hợp động. Nên nếu nội dung hợp đồng quy định chủ yếu về việc đào tạo nghề, thử việc thì thực tập sinh, người lao động nên đề nghị người sử dụng lao động sửa lại tên của hợp đồng cho phù hợp, tránh xảy ra các rủi ro không đáng có về sau.

Như Mai

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@lawnet.vn
9639 lượt xem
Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;