Lan toả công nghệ qua FDI ở Việt Nam

Lan toả công nghệ từ đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở nước ta khá khiêm tốn. Nguyên nhân chủ yếu là do động lực và bối cảnh. Để khắc phục, cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa Nhà nước và doanh nghiệp trong nước

Công nghệ từ FDI là công nghệ du nhập vào Việt Nam qua quá trình đầu tư từ các doanh nghiệp nước ngoài. Vì thế, nó cũng sẽ ra đi cùng với sự rút vốn khỏi thi trường của các nhà đầu tư. Vậy, để công nghệ từ FDI trở thành công nghệ của chúng ta cần quá trình lan toả từ doanh nghiệp FDI sang doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, lan toả công nghệ từ FDI hiện nay đang được cho là khá khiêm tốn. Nguyên nhân cơ bản được cho là do động lực và bối cảnh. Thiếu động lực khiến cho lan toả không mạnh mẽ, thì hạn chế về môi trường làm cho lan toả chưa liên tục và mở rộng.

Thiếu động lực lan toả công nghệ từ FDI

Có ba dạng động lực lan toả công nghệ từ FDI chủ yếu: lan toả theo chiều dọc và lan toả theo chiều ngang và lan toản thông qua di chuyển lao động giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước.

FDI có lợi ích trong lan toả dọc, đó là hiệu ứng lan toả công nghệ xuất hiện giữa nhà cung cấp và khách hàng. Với tư cách là khách hàng, các doanh nghiệp FDI yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm, thời hạn giao hàng đối với các doanh nghiệp trong nước làm cho các doanh nghiệp trong nước có động lực để nâng cấp công nghệ của mình. Chuyển giao công nghệ xảy ra khi thoả thuận hợp đồng được bảo đảm giữa doanh nghiệp và khách hàng. Tuy vậy, trên thực tế các nỗ lực của doanh nghiệp FDI còn chưa rõ ràng để trở thành một động lực thúc đẩy lan toả công nghệ theo chiều dọc ở nước ta.

Lan toả công nghệ từ FDI theo chiều ngang phụ thuộc rất nhiều vào nổ lực của doanh nghiệp trong nước, thông qua sao chép công nghệ của nước FDI trong cùng một ngành công nghiệp. Mặt khác, lan toản công nghệ phải đi kèm với hấp thụ. Nếu chỉ đơn thuần là mang nguyên vẹn công nghệ chuyển giao vào sản xuất mà không có nghiên cứu, cải tiến phù hợp với tình hình của doanh nghiệp trong nước thì cũng không mang lại hiệu quả như mong muốn. Việc thiếu chủ động của doanh nghiệp trong nước là một phần hạn chế lan toả công nghệ từ FDI theo chiều ngang.

Dạng lan toả khác là thông qua chuyển giao lao động giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI. Tuy nhiên, lao động đựoc thuê trong các doanh nghiệp FDI thường chỉ thao tác, vận hành những kỹ năng cơ bản, thông thường nên không thể nắm bắt được công nghệ tiên tiến.

Bối cảnh ở Việt Nam làm hạn chế lan toả công nghệ từ FDI.

Tính chất cạnh tranh thị trường chưa diễn ra mạnh mẽ để gây sức ép với các doanh nghiệp trong nước, buộc các nước này phải học theo công nghệ từ FDI.

Năng lực công nghệ của các doanh nghiệp trong nước thấp kém đã ảnh hưởng tới khả năng tiếp thu công nghệ. Ngay cả khi doanh nghiệp FDI mang công nghệ vào nhưng doanh nghiệp trong nước không đủ khả năng hấp thụ dẫn đến quá trình chuyển giao công nghệ không thể thực hiện.

Công nghiệp hỗ trợ kém phát triển ảnh hưởng tới lan toả công nghệ. Theo điều tra vào năm 2013 của Văn phòng JETRO tại TP. Hồ Chí Minh, tổng số vốn FDI của các doanh nghiệp Nhật Bản được cấp phép tại Việt Nam là 22,4 tỷ USD, chiếm 26% dự án. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Nhật Bản gặp khó khăn do sự thiếu hụt của công nghệ hỗ trợ tại thị trường nội địa. Tỷ lệ cung cấp nội địa cho các công ty Nhật Bản chưa đến 32% tại Việt Nam, so với 64% tại Trung Quốc, 53% tại Thái Lan.

Phần lớn các doanh nghiệp FDI là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và liên doanh nên cơ hội để doanh nghiệp trong nước học hỏi công nghệ từ FDI là rất hạn chế.

Chưa có chính sách cụ thể thúc đẩy lan toả công nghệ từ FDI nên chưa tạo được môi trường khuyến khích quá trình lan toả công nghệ.

Như vậy, cần có những giải pháp thúc đẩy quá trình lan toả công nghệ từ FDI.

Chú trọng hình thành hệ thống chính sách thúc đẩy lan toả công nghệ nhập. Chính sách lan toả công nghệ nhập của Nhà nước có thể tác động từ khâu xét duyệt dự án đầu tư nước ngoài. Chủ thể lan toả công nghệ cần tác động của chính sách là đối tác phía nước ngoài trong doanh nghiệp FDI, đối tác phía Việt Nam trong doanh nghiệp liên doanh, nguời lao động Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp FDI.

Tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước. Tạo môi trường ổn định kinh tế vỹ mô, phát triển công nghiệp hỗ trợ...cụ thể:

  • Môi trường kinh tế vỹ mô bất ổn sẽ kích thích các doanh nghiệp, nhà đầu tư triển khai các hoạt động đầu cơ hơn là triển khai các hoạt động đầu tư bài bản, mang tính dài hạn.
  • Định hướng cơ cấu theo ngành của hoạt động FDI và các ngành tiên tiến.
  • Thiết lập một khuôn khổ pháp lý cân bằng về quyền sở hữu trí tuệ, tạo cơ sở cho sự phát triển năng lực công nghệ và tri thức.
  • Ưu tiên phát triển các doanh nghiệp dưới hình thức liên doanh thay vì 100% vốn nước ngoài.
  • Nghiên cứu ban hành chính sách khuyến khích các công ty đa quốc gia chuyển giao công nghệ tiên tiến cho các công ty con đặt tại Việt Nam và các công ty trong nước.
  • Nâng cao năng lực của các doanh nghiệp trong nước để đủ điều kiện tiếp thu và hấp thụ công nghệ từ FDI.

Nguồn: Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Tác giả: TS Hoàng Xuân Long (Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN).

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@lawnet.vn
1821 lượt xem
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;