Gợi ý cho Việt Nam khi tham gia TPP

Ngày 04/02/2016, Việt Nam cùng 11 quốc gia khác đã chính thức ký kết TPP. Sau khi hoàn thành quá trình xem xét nội dung và được Quốc hội các nước thành viên thông qua, TPP sẽ chính thức trở thành khu vực kinh tế có quy mô lớn nhất toàn cầu

Việt Nam được đánh giá là quốc gia có lợi nhiều nhất từ thoả thuận TPP, như cơ hội gia tăng xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh; thu hút nguồn đầu tư nước ngoài và công nghệ cao; động lực để doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng hàng hoá, dịch vụ và phát triển nền kinh tế... Bên cạnh đó, khó khăn đặt ra cũng không ít như sức ép về mở cửa thị trường, chênh lệch về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước, khả năng quản lý... Vì thế, Việt Nam cần có sự chuẩn bị thật tốt trứớc  khi TPP chính thức có hiệu lực. Sau đây là một số gợi ý cho Việt Nam:

Việt Nam cần khai thác tối đa lợi thế cạnh tranh của mình

Đó là lực lượng lao động sản xuất có tay nghề dồi dào với giá rẻ. Điều này không có nghĩa là Việt Nam sẽ mãi xuất khẩu hàng hoá có giá trị thấp dựa vào lao động mà thay vào đó là quá trình chuyển dịch theo hướng giá trị cao, công nghệ chuyên sâu và quá trình này phải được thực hiện dần dần khi mà lợi thế cạnh trạnh thay đổi qua thời gian. Những nổ lực để bóp méo thị trường sử dụng doanh nghiệp nhà nước và vốn vay ưu đãi để đi tắt trong việc tạo nên chuỗi giá trị cao là rất tốn kém và có thể gây hậu quả khôn lường lên nợ công và lạm phát. Việt Nam cần lưu ý để không xảy ra trường hợp này.

Nguồn vốn nước ngoài là rất quan trọng cho tăng trưởng kinh tế.

Song song với việc tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài, Chính phủ cần có các biện pháp để vốn nước ngoài hướng đến các doanh nghiệp sản xuất mà không nên chỉ nhảy vào lĩnh vực bất động sản. Thực hiện các biện pháp có thể để giảm thiểu ảnh hưởng của việc rút vốn tiềm năng. Các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước, các định chế tài chính nhà nước đóng vai trò quan trọng trong thực thi những biện pháp này.

Đa dạng hoá thị trường xuất - nhập khẩu.

Là một nền kinh tế nhỏ, Việt Nam có thể bị tổn thương trước những cú sốc bên ngoài nếu thị trường xuất, nhập khẩu không đa dạng. Thực tế đã chứng minh nhiều doanh nghiệp Việt Nam sống dở, chết dở và đi đến phá sản do nguồn nguyên liệu bị Trung Quốc thao túng. Vậy nên, Việt Nam nên tận dụng các lợi thế khi tham gia các FTA ngoài TPP để mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu, tránh trường hợp quá dựa vào một số thị trường xuất - nhập khẩu và đầu tư.

Quan tâm nhiều hơn đến chính sách tỷ giá hối đoái.

Việt Nam cần phải quan tâm đến chính sách tỷ giá hối đoái của các đối thủ cạnh tranh khác và duy trì chính sách tỷ giá theo hướng linh hoạt hơn. Chính sách tỷ giá hối đoái kém linh hoạt duy trì song song với mở cửu thị trường rất dễ dẫn đến thâm hụt cán cân vãng lai lớn. Khi cán cân vãng lai lớn, Việt Nam sẽ phải đối mặt với những bất ổn kinh tế vĩ mô lớn khi dòng vốn chảy vào nền kinh tế bị sụt giảm và đảo chiều. Khi một lượng lớn vốn đổ vào, Việt Nam cần phải có những biện pháp như nới lỏng quy chế quản lý dòng vốn và khuyến khích đầu tư sang láng giềng khi có sự tăng trưởng đột biến của dòng vốn vào nhằm làm giảm tác động của dòng vốn vào ròng; tăng thuế thu nhập bất động sản và cổ tức khi các thị trường tài sản có dấu hiệu bong bóng, tránh lập lại sai lầm trong những năm đầu sau khi gia nhập WTO.


Nguồn: Tạp chí Kinh tế và Dự Báo.

Tác giả: TS. Đào Hoàng Tuấn, Học viện Chính sách và Phát triển.

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@lawnet.vn
948 lượt xem
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;