04 đặc trưng cần biết của vụ án về “Tranh chấp hợp đồng tín dụng”

VKSND tối cao vừa ban hành Hướng dẫn 25/HD-VKSTC ngày 18/4/2022 về một số nội dung kiểm sát giải quyết vụ án kinh doanh, thương mại về “Tranh chấp hợp đồng tín dụng”, trong đó, hướng dẫn một số đặc trưng của loại án về “Tranh chấp hợp đồng tín dụng”.

04 đặc trưng cần biết của vụ án về “Tranh chấp hợp đồng tín dụng”

04 đặc trưng cần biết của vụ án về “Tranh chấp hợp đồng tín dụng” (Ảnh minh họa)

Cụ thể, các vụ án kinh doanh, thương mại về “Tranh chấp hợp đồng tín dụng” có 04 đặc trưng, đó là:

(1) Về quan hệ tranh chấp:

“Tranh chấp hợp đồng tín dụng” cũng là một dạng về tranh chấp hợp đồng và về bản chất cũng là quan hệ vay mượn, đa số có lãi giống như các hợp đồng vay tài sản thông thường, nhưng nhằm mục đích phục vụ sản xuất, kinh doanh (lợi nhuận).

Bên cạnh hợp đồng tín dụng thường kèm theo hợp đồng thế chấp, cầm cố tài sản, tín chấp, bảo lãnh,... của chính người vay tiền hoặc bên thứ 3.

- Về hình thức, hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm (phổ biến là hợp đồng thế chấp, cầm cố) được thể hiện thành văn bản, nội dung hợp đồng thường áp dụng theo mẫu của tổ chức tín dụng.

- Nội dung tranh chấp bao gồm việc thanh toán vốn, lãi suất, tiền phạt và xử lý tài sản bảo đảm.

(2) Về chủ thể tranh chấp:

Nguyên đơn khởi kiện thường là tổ chức tín dụng (bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân), các tổ chức này trong quá trình hoạt động đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua việc cấp vốn tín dụng và bảo đảm an toàn của hệ thống ngân hàng.

Tuy nhiên, cá biệt cũng có trường hợp nguyên đơn là khách hàng vay tiền kiện tổ chức tín dụng về cách tính lãi suất phát sinh từ hợp đồng tín dụng hoặc kiện về việc bảo quản, xử lý tài sản bảo đảm.

(3) Về pháp luật giải quyết tranh chấp

Do đặc điểm quan hệ tranh chấp nêu trên, nên pháp luật áp dụng giải quyết chủ yếu là Bộ luật Dân sự (BLDS), các luật chuyên ngành, như Luật các Tổ chức tín dụng, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, pháp luật về giao dịch bảo đảm,...

(4) Về phương thức, thẩm quyền giải quyết tranh chấp

- Phương thức giải quyết tranh chấp bằng tố tụng Tòa án hoặc Trọng tài.

- Trên thực tế, đương sự thường lựa chọn phương thức tố tụng Tòa án để giải quyết. Trong phương thức Tòa án, đa số các tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của TAND cấp huyện được quy định tại khoản 1 Điều 30 và khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Xem thêm tại Hướng dẫn 25/HD-VKSTC được ban hành ngày 18/4/2022.

Bảo Ngọc

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@lawnet.vn
1007 lượt xem
Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;