04 chính sách mới nổi bật chính thức có hiệu lực từ tháng 5/2018

Từ ngày 01/5/2018, nhiều quy định mới liên quan đến các lĩnh vực hải quan, xuất khẩu - nhập khẩu, kế toán, kiểm toán và thủ tục tố tụng hình sự bắt đầu có hiệu lực. Trong đó, đáng chú ý là 04 nội dung sau đây.

 

1. Không áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu muối và trứng gia cầm có xuất xứ từ các nước ASEAN

Theo Thông tư 04/2018/TT-BCT, các mặt hàng muối và trứng đáp ứng được các điều kiện sau đây thì sẽ không áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu:

  • Có xuất xứ từ các nước ASEAN;

  • Đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN;

  • Có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa Mẫu D theo quy định của pháp luật hiện hành.

Xem cụ thể mã số hàng hóa của mặt hàng muối và trứng gia cầm tại Thông tư 04/2018/TT-BCT, có hiệu lực từ ngày 17/5/2018.

2. Tăng mức phạt tiền trong lĩnh lĩnh vực kế toán lên đến 100 triệu đồng từ ngày 01/5/2018

Đây là nội dung mới được sửa đổi theo Nghị định 41/2018/NĐ-CP, thay thế cho Nghị định 105/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập.

Theo đó, mức phạt tiền tối đa đối đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập là 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức.

Ngoài ra, một nội dung nữa đáng lưu ý trong Nghị định 41/2018/NĐ-CP đó là thay đổi về thời hạn tước quyền sử dụng các giấy chứng nhận trong một số trường hợp. Cụ thể:

  • Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán trong thời gian từ 03 tháng đến 06 tháng;

  • Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, kiểm toán trong thời gian từ 01 tháng đến 12 tháng.

xử phạt kế toán

3. Quy định về trình tự, thủ tục định giá tài sản trong tố tụng hình sự

Nghị định 30/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/5/2018 quy định trình tự, thủ tục định giá tài sản trong tố tụng hình sự bao gồm các bước sau đây:

  • Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu định giá tài sản;

  • Bước 2: Thành lập Hội đồng định giá tài sản;

  • Bước 3: Tiến hành khảo sát tài sản cần định giá, khảo sát giá, thu thập thông tin liên quan đến tài sản cần định giá;

  • Bước 4: Tiến hành phiên họp định giá tài sản và ra kết luận.​

4. Hướng dẫn thủ tục kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại cửa khẩu biên giới

Đối với hàng hóa xuất khẩu, việc kiểm tra giấy tờ của người, phương tiện vận chuyển hàng hóa đã được làm thủ tục xuất cảnh được thực hiện tại Ba-ri-e kiểm soát số 1.

Đối với hàng hóa nhập khẩu:

  • Tại Ba-ri-e số 1: Kiểm tra giấy tờ của người, phương tiện vận chuyển hàng hóa có đủ điều kiện vào lãnh thổ Việt Nam;

  • Tại Ba-ri-e số 2: Kiểm tra giấy tờ nhập cảnh của người, phương tiện vận chuyển hàng hóa sau khi làm xong các thủ tục nhập cảnh vào Việt Nam.

Nội dung trên căn cứ vào Thông tư 44/2018/TT-BQP sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 09/2016/TT-BQP quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền.

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@lawnet.vn
616 lượt xem
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;