Miễn kiểm dịch trứng gia cầm và mật ong từ 15/08

Thông 25/2016/TT-BNNPTNT ban hành ngày 30/06/2016 quy định nội dung kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn. Thông tư 25 thay thế Quyết định 15/2006/QĐ-BNN, đồng thời sửa đổi, bổ sung danh mục các động vật, sản phẩm động vật trên cạn được miễn kiểm dịch. Theo đó:

 

Phụ lục ban hành Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT thay thế danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch và miễn kiểm dịch từng được quy định tại Quyết định 47/2005/QĐ-BNN. Theo đó: 

  1. Danh Mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
  2. Danh Mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện miễn kiểm dịch quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
  3. Danh Mục đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
  4. Danh Mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải phân tích nguy cơ trước khi nhập khẩu vào Việt Nam quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.

Miễn kiểm dịch đối với trứng gia cầm

Cụ thể, quy định tại Phụ lục I ban hành theo Thông tư 25, danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện miễn kiểm dịch bao gồm:

Nhóm 1: Động vật, sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh:

  1. Động vật sử dụng cho mục đích An ninh, Quốc phòng trong trường hợp khẩn cấp.
  2. Ong mật và các sản phẩm từ ong mật.
  3. Trứng gia cầm tươi, trứng muối, trứng bắc thảo và các sản phẩm từ trứng.
  4. Hàng thủ công mỹ nghệ chế tác từ sản phẩm của động vật, thú nhồi bông.
    Đối với sản phẩm quy định tại khoản 2 và 3 vẫn thực hiện kiểm dịch vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh nếu có yêu cầu của nước nhập khẩu.

Nhóm 2: Động vật, sản phẩm động vật xuất nhập khẩu:

Động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo quy chế ngoại giao.

Đây có thể xem là một tin mừng cho cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh trứng gia cầm nói chung và các mặt hàng được miễn kiểm dịch khác. Tuy phí kiểm dịch không đáng kể, nhưng quy trình sản xuất, vận chuyển bị cản trở do thủ tục kiểm dịch mất thời gian dẫn đến chậm tiến độ giao hàng. Không những thế doanh nghiệp sản xuất còn buộc phải "nhường nhịn" cán bộ thú y, có như vậy làm ăn mới được suôn sẻ, một trong những mặt tiêu cực. 

Tuy nhiên, về phía người tiêu dùng, từ ngày15/8, khi Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT có hiệu lực thi hành, khi bỏ kiểm dịch, người kinh doanh buộc phải chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa của mình, cơ quan nhà nước chỉ hậu kiểm và phạt nặng khi phát hiện sai phạm. Và hiện tượng trứng không rõ nguồn gốc có thể sẽ tràn lan trên thị trường. Như vậy, cả người kinh doanh trứng lẫn người tiêu dùng buộc sẽ phải lựa chọn nguồn hàng đạt chuẩn chất lượng và uy tín.

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@lawnet.vn
7608 lượt xem
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;