11 lỗi và mức phạt mới trong việc đăng ký kinh doanh theo Nghị định 50/2016/NĐ-CP

Nghị định 50/2016/NĐ-CP thay thế Nghị định 155/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

Sau đây là 11 hành vi trong lĩnh vực đăng  đăng ký kinh doanh và mức phạt mới mà doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thường mắc phải.

1. Vi phạm quy định về thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:

So với mức phạt cũ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng ở Nghị định 155/2013/NĐ-CP, Nghị định 50/2016/NĐ-CP đã chia mức phạt thành 3 trường hợp theo thời gian chậm trễ thay đổi quá thời gian quy định. Cụ thể tại Điều 25 Nghị định:

2. Vi phạm quy định công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước: ​

Đây là một quy định mới, cụ thể tại Điều 27 Nghị định 50 quy định:



Khoản 2 Điều 27:

3. Hành vi không chuyển đổi loại hình doanh nghiệp khi công ty không còn đủ số lượng thành viên, cổ đông tối thiểu theo quy định trong thời hạn 6 tháng liên tục sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

4. Vi phạm về nghĩa vụ báo cáo, thông báo:

Thông báo thay đổi nội dung đăng k,ý doanh nghiệp vượt quá thời hạn quy định (Điều 31 Nghị định 50):

  • Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định từ 01 đến 30 ngày.
  • Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định từ 31 đến 90 ngày.
  • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên.​

Không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn đến cơ quan đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính về việc có thông tin hoặc có thay đổi các thông tin về họ, tên, quốc tịch, số hộ chiếu, địa chỉ thường trú, số cổ phần và loại cổ phần của cổ đông là cá nhân nước ngoài; tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, số cổ phần và loại cổ phần và họ, tên, quốc tịch, số hộ chiếu, địa chỉ thường trú người đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức nước ngoài đối với công ty cổ phần không phải là công ty niêm yết. Vi phạm quy định này bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng (đ Khoản 1 Điều 32)

Đăng ký tạm ngừng kinh doanh nhưng không thông báo tạm ngừng hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng (điểm a Khoản 2 Điều 32).

Sử dụng, thay đổi, hủy mẫu con dấu, thay đổi số lượng con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bị phatjt ừ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. (điểm b Khoản 2 Điều 32).

5. Vi phạm quy định thành lập Ban kiểm sát:

Hành vi tổ chức Ban kiểm soát không đúng hoặc không đầy đủ thành phần theo quy định sẽ bị phạt 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng (mức phạt cũ là 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng).

6. Vi phạm thủ tục giải thể:

Nghị định mới quy định hành vi không gửi hoặc gửi không đúng thời hạn quyết định giải thể và biên bản họp tới cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế và người lao động sẽ bị phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng ( Điểm b Khoản 1 Điều 36) 

7. Vi phạm quy định đối với doanh nghiệp tư nhân:

Nghị định mới quy định phạt doanh nghiệp tư nhân có hành vi:

  • Góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần;
  • Không ghi chép đầy đủ việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư; toàn bộ vốn và tài sản kể cả vốn vay và tài sản thuê được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vào sổ kế toán, báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Sẽ bị phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
 

8. Vi phạm quy định đối với hình thức công ty mẹ - con: 

Nghị định mới quy định phạt công ty mẹ - công ty con có hành vi sau:

  • Công ty con đầu tư góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ;
  • Các công ty con của cùng một công ty mẹ cùng nhau góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau;
  • Các công ty con có cùng công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước cùng nhau góp vốn thành lập doanh nghiệp.

Sẽ bị phạt từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. (Khoản 1 Điều 39).

9. Doanh nghiệp sử dụng ít hơn 51% tổng lợi nhuận hàng năm để tái đầu tư thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. (Điều 40).

10. Vi phạm về việc tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh:

Nghị định mới quy định hộ kinh doanh có hành vi:

  • Không tiến hành hoạt động kinh doanh trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
  • Ngừng hoạt động kinh doanh quá 06 tháng liên tục mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện.

Sẽ bị phạt 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. ( Khoản 2 Điều 42).

11.  Vị phạm quy định đối với hợp tác xã:

Nghị định 50 quy định một số hành vi bị phạt đối với hợp tác xã như sau:

Nội dung chi tiết quy định tại Nghị định 50/2016/NĐ-CP,  có hiệu thi hành ngày 15/7/2016.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@lawnet.vn
2155 lượt xem
Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;