10 điểm mới về quản lý vốn đầu tư nhà nước tại doanh nghiệp

Nghị định 32/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/5/2018 đã quy định nhiều điểm mới về đầu tư vốn nhà nước, quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp. Trong đó có 10 điểm nổi bật sau đây:

 

1. Mở rộng phạm vi được đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp nhà nước

Nghị định mới bổ sung thêm 02 lĩnh vực Nhà nước đầu tư vốn thành lập doanh nghiệp, bao gồm:

  • Dịch vụ không lưu, dịch vụ thông báo tin tức hàng không, dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn;

  • Bảo đảm an toàn hàng hải (không bao gồm nạo vét, duy tu luồng hàng hải công cộng).

2. Bổ sung vốn điều lệ từ Quỹ đầu tư phát triển doanh nghiệp thì không phải lập hồ sơ đề nghị bổ sung vốn điều lệ.

Cụ thể, sau khi hạch toán tăng vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp nhà nước báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu để quyết định điều chỉnh lại mức vốn thực góp trên giấy đăng ký doanh nghiệp.

3. Siết chặt lĩnh vực, hoạt động Nhà nước bổ sung vốn

Nghị định đã giới hạn lại phạm vi bổ sung vốn nhà nước trong một số lĩnh vực về khoáng sản, nông - lâm - ngư nghiệp,...và loại bỏ một số lĩnh vực như: phân phối điện, khai thác cảng biển,...

4. Quy định cụ thể trường hợp doanh nghiệp nhà nước điều chỉnh giảm mức vốn điều lệ

Theo đó, khi thực hiện điều chỉnh giảm mức vốn điều lệ thì cơ quan đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định xử lý giá trị vốn điều lệ giảm.

5. HĐTV hoặc Chủ tịch công ty được quyết định từng hợp đồng cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản có giá trị dưới 50% vốn chủ sở hữu

Đây là quy định mới về thẩm quyền quyết định cho thuê, cầm cố, thế chấp tài sản trong Doanh nghiệp nhà nước.

6. Doanh nghiệp nhà nước được chuyển nhượng dự án cho nhà đầu tư khác khi không tiếp tục đầu tư dự án

Nội dung này được bổ sung trong quy định về thanh lý, nhượng bán tài sản cố định.

7. Nhiều khoản lợi nhuận từ đầu tư vốn ra ngoài của doanh nghiệp nhà nước được hạch toán là thu nhập khác của doanh nghiệp

Ngoài các khoản thu lợi nhuận sau thuế, chênh lệch giữa vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ của công ty con về doanh nghiệp nhà nước thì thu nhập khác của doanh nghiệp nhà nước còn bao gồm:

  • Các khoản lợi nhuận, cổ tức được chia bằng tiền từ hoạt động đầu tư vốn vào các công ty;

  • Đầu tư theo hợp đồng BCC;

  • Tiền thu từ giải thể, phá sản doanh nghiệp có vốn góp của doanh nghiệp nhà nước và các khoản thu từ hoạt động đầu tư ra ngoài khác.

8. Quy định thêm các nguyên tắc, thẩm quyền quyết định chuyển nhượng vốn đầu tư ra ngoài của DNNN

Theo đó, trên cơ sở phê duyệt danh mục vốn đầu tư của cơ quan đại diện chủ sở hữu, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty quyết định phương án chuyển nhượng vốn.

9. Lợi nhuận của doanh nghiệp nhà nước sau khi trừ các khoản không còn phải trích quỹ đặc thù theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Nội dung trên đã được bãi bỏ bởi Nghị định 32/2018/NĐ-CP.

10. Bổ sung chi tiết các quy định về chuyển nhượng vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Các phương thức chuyển nhượng vốn gồm có: Phương thức thỏa thuận, phương thức chào bán cạnh tranh, Phương đấu giá công khai.

Xem chi tiết quy định về các phương thức chuyển nhượng vốn nhà nước tại Nghị định 32/2018/NĐ-CP.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@lawnet.vn
889 lượt xem
Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;