Hướng dẫn trình tự xóa nợ gốc trong hoạt động cho vay của Quỹ phát triển DNNVV

Ngày 31/12/2020, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Thông tư 14/2020/TT-BKHĐT hướng dẫn việc xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay trực tiếp của Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

xóa nợ gốc trong hoạt động cho vay của Quỹ phát triển DNNVV, Thông tư 14/2020/TT-BKHĐT

Hướng dẫn trình tự xóa nợ gốc trong hoạt động cho vay của Quỹ phát triển DNNVV (Ảnh minh họa)

Theo quy định tại Điều 13 Thông tư 14/2020/TT-BKHĐT, trình tự, thủ tục xóa nợ gốc trong hoạt động cho vay của Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) như sau:

(1) Đối tượng xem xét là DNNVV gặp rủi ro thuộc trường hợp bị phá sản theo quy định của pháp luật hiện hành.

(2) DNNVV được xem xét xóa nợ gốc khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Thuộc đối tượng DNNVV bị phá sản theo quy định.

  • Sử dụng vốn vay đúng mục đích ghi trong Hợp đồng.

  • Có đầy đủ hồ sơ theo quy định.

  • Khoản nợ của DNNVV đã hoặc chưa được áp dụng biện pháp xử lý rủi ro quy định tại Điều 11 Thông tư này để thu hồi nợ gốc, nhưng DNNVV vẫn còn phần nợ gốc còn lại chưa thu hồi được.

(3) Hồ sơ đề nghị xóa nợ gốc

- Văn bản đề xuất xử lý rủi ro của Quỹ gồm các nội dung: nguyên nhân dẫn đến rủi ro không trả được nợ theo đúng hợp đồng đã ký, số dư nợ gốc và lãi còn phải trả. Văn bản đề xuất xử lý rủi ro phải nêu rõ các biện pháp xử lý rủi ro đã được áp dụng (nếu có) và đề xuất biện pháp xử lý rủi ro cần được áp dụng.

- Biên bản xác nhận mức thiệt hại về vốn và tài sản của DNNVV (không cần có xác nhận của DNNVV).

- Quyết định của Cơ quan thi hành án về việc thi hành quyết định tuyên bố bị phá sản (bản gốc).

(4) Hồ sơ xóa nợ gốc

  • Hồ sơ theo quy định trên.

  • Báo cáo xử lý rủi ro của Quỹ: Ngoài các nội dung quy định tại điểm c khoản 4 Điều 7, Báo cáo xử lý rủi ro phải có thêm nội dung kiến nghị mức xóa nợ gốc.

(5) Thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp xóa nợ gốc

- Trường hợp xóa nợ gốc không làm giảm vốn điều lệ của Quỹ: Quỹ có trách nhiệm báo cáo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xóa nợ gốc theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 41 Nghị định 39/2019/NĐ-CP.

- Trường hợp xóa nợ gốc làm giảm vốn điều lệ của Quỹ: Quỹ có trách nhiệm trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xóa nợ gốc theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 41 Nghị định 39/2019/NĐ-CP.

(6) Nguyên tắc xóa nợ gốc

  • Mức xóa nợ gốc do người có thẩm quyền quy định tại khoản 5 Điều này quyết định.

  • Một khoản nợ gốc chỉ được xóa một (01) lần.

(7) Thực hiện xóa nợ gốc

Quỹ thẩm định, đánh giá về rủi ro, xác định mức thiệt hại về vốn và tài sản xảy ra đối với DNNVV, có Báo cáo xử lý rủi ro và trình cấp có thẩm quyền quyết định; thực hiện xóa nợ sau khi có quyết định xóa nợ của cấp có thẩm quyền.

Chi tiết xem tại Thông tư 14/2020/TT-BKHĐT có hiệu lực ngày 25/02/2021.

Ty Na

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

390 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;