Phân biệt công chứng và chứng thực

Xin chào Thư Ký Luật. Tôi tên Nguyễn Văn Phước. Tôi thấy nhiều giấy tờ lúc thì yêu cầu phải công chứng, lúc thì lại yêu cầu chứng thực khiến tôi không phân biệt được. Không biết chứng thực và công chứng khác nhau như thế nào? Mong nhận được sự hỗ trợ từ Thư Ký Luật.

Thư Ký Luật xin giải đáp thắc mắc của Anh/Chị như sau:

Thực tiễn thi hành pháp luật hiện nay cho thấy, đa số mọi người vẫn nhầm lẫn giữa hai khái niệm công chứng và chứng thực trong khi nó hoàn toàn khác nhau về bản chất. Không ít các tin tuyển dụng yêu cầu "Bản sao bằng cấp liên quan có công chứng", hay việc không biết đến cơ quan nào để giải quyết khi cần "chứng thực" bản sao  từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt, tiếng nước ngoài hay những việc khác.

Để hiểu rõ hơn về hai khái niệm này chúng ta theo dõi bảng dưới đây:

Tiêu chí Công chứng Chứng thực
Khái niệm Công chứng là chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch khác bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng. Chứng thực là việc căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.
Đối tượng


Công chứng hợp đồng, giao dịch khác bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng;
Hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản quy định;
Chữ ký trong các giấy tờ, văn bản;
Hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;
Hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định; hợp đồng, giao dịch về nhà ở;
Di chúc;
Văn bản từ chối nhận di sản
Văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản theo quy định
 

Cơ quan, tổ chức thực hiện
  • Phòng công chứng;
  • Văn phòng công chứng.
  • Phòng Tư pháp cấp huyện;
  • Ủy ban nhân dân cấp huyện;
  • Công chứng viên của Phòng công chứng, Văn phòng công chứng;
  • Viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự của Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.

Những nội dung trên được quy định chi tiết tại Luật Công chứng 2014Nghị định 23/2015/NĐ-CP.

3833 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;