Khó khăn trong việc hoàn trả tiền tạm ứng án phí

Hoàn trả 100.000 đồng không khác gì hoàn trả 1 tỷ đồng cho đương sự, bởi thủ tục của nó không khác gì nhau. Thế nhưng, 100.000 đồng dường như quá nhỏ để bỏ thời gian, công sức để lấy lại. Thủ tục này đối với đương sự thì dễ nhưng với cơ quan thi hành án là một vấn đề nan giải.

Thông thường, sau khi ly hôn thành công, cơ quan thi hành án phải trả lại cho đương sự 100.000 đồng đã nộp án phí trước đó nhưng "không ai thèm lấy". Việc này gây ra không ít khó khăn cho Chấp hành viên bởi việc tồn động hồ sơ, cuối năm không hoàn thành chỉ tiêu vì hồ sơ 100.000 đồng loại này rất nhiều. Một số Chấp hành viên còn được cho phép mang tiền tới tận nhà đương sự, rất cực.

Ý kiến của người dân về vấn đề này rất đa dạng. Người thì nhà xa, việc bỏ ra hành trăm nghìn đồng để lấy lại 100.000 đồng là không đáng. Người thì bận bịu công việc, mà thủ tục hành chính thì tiêu tốn nhiều thời gian nên "Nhà nước giữ luôn đi". Trên thực tế, tỷ lệ người không tới nhận tiền lại rất cao, chiếm tới 98%. Vậy thủ tục này quy định như thế nào dẫn đến tính trạng như vậy?

Theo quy định tại Điều 36, Điều 126 Luật Thi hành án dân sự 2008 được sửa đổi bổ sung 2014 thì:

Bước 1: Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định trả lại tiền, tài sản tạm giữ trong trường hợp bản án, quyết định tuyên trả lại tài sản cho đương sự.

Bước 2: Sau khi có quyết định trả lại tiền, tài sản tạm giữ, Chấp hành viên thông báo cho đương sự thời gian, địa điểm nhận lại tiền, tài sản. Nếu:

  • Hết thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được thông báo mà đương sự không đến nhận tiền thì Chấp hành viên gửi số tiền đó theo hình thức tiết kiệm không kỳ hạn và thông báo cho đương sự.

  • Hết thời hạn 03 tháng, kể từ ngày được thông báo nhưng đương sự không đến nhận tài sản mà không có lý do chính đáng thì Chấp hành viên xử lý kê biên tài sản theo quy định của Luật này và gửi số tiền thu được theo hình thức tiết kiệm không kỳ hạn, đồng thời thông báo cho đương sự.

  • Hết thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật mà đương sự vẫn không đến nhận số tiền đã được gửi tiết kiệm mà không có lý do chính đáng thì cơ quan thi hành án dân sự làm thủ tục sung quỹ nhà nước.

Như vậy, việc hoàn trả lại tài sản cho đương sự tiêu tốn rất nhiều thời gian, bất kể tài sản đó có giá trị bao nhiêu. Nếu tài sản có giá trị lớn việc gửi tiết kiệm không kỳ hạn chẳng có gì phải nói. Nhưng với giá trị nhỏ chỉ 100.000 đồng mà số lượng lại rất lớn thì việc gửi tiết kiệm dài hạn là không hợp lý và gây khó khăn cho ngân hàng khi phải quản lý quá nhiều tài khoản như vậy. Vì vậy, cần có giải pháp kịp thời để tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các Chấp hành viên thực hiện công tác thi hành án.

2559 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;