Có nên trả đũa tài xế đậu xe ngớ ngẫn

Vừa qua, trên các trang mạng rộ lên vụ việc người phụ nữ sơn dòng chữ “đỗ gì ngu thế” lên chiếc ô tô của chủ tài xế vô ý thức đã đậu chắn 2/3 cửa nhà mình

 

Sự việc vừa diễn ra, đã ngay lập tức bùng nổ lên hai luồng quan điểm trái chiều. Một luồng nghiêng hẳn về phía người chủ nhà, một số cỗ vũ hành động “anh dũng” này, một số còn “chơi ác” hơn  như  đề nghị “đập vỡ kính xe” “tịch thu gương chiếu hậu”…Một luồng quan điểm khác thì tỏ ra không đồng tình với hành động của người phụ nữ đó, cho rằng đó là hành vi coi thương pháp luật, cố ý hủy hoại, phá hoại tài sản của người khác và cần được pháp luật nghiêm trị.


Một số bình luận tiêu cực.
 


Như vậy, người phụ nữ trên có phạm tội cố ý hủy hoại tài sản không?

Theo quy định tại Bộ Luật Hình sự 1999:

Điều 143. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

  1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
    1. Có tổ chức;
    2. Dùng chất nổ, chất cháy hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
    3. Gây hậu quả nghiêm trọng;
    4. Để che giấu tội phạm khác;
    5. Vì lý do công vụ của người bị hại;
    6. Tái phạm nguy hiểm;
    7. Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.
  3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
    1. Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
    2. Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
  4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
    1. Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
    2. Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
  5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Xét các yếu tố cấu thành tội phạm thì việc gây thiệt hại hậu quả:

  • Từ 500.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng  (từ 2.000.000 đồng theo quy định của Bộ Luật hình sự 2015 có hiệu lực từ ngày 01/7/2016)
  • Hoặc dưới 500.000 đồng nhưng gây hậu quả nghiệm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm

Là điều kiện cần thiết để định tội danh hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản. Do đó, trong trường hợp, chủ xe ô tô bị sơn dòng chữ trên, nếu có căn cứ xác định được thiệt hại đối với phương tiện là trên 500.000 đồng thì có quyền kiện người phụ nữ chủ nhà với tội danh trên.

Hành động của người phụ nữ trên có thể cho là “hợp lí nhưng không hợp pháp”. Tuy xuất phát từ lỗi đậu xe thiếu ý thức của tài xe mà đã tự cho mình quyền xâm phạm tài sản cá nhân của người khác. Mặc dù chủ nhà đã xác định được tài xế có lỗi, gây cản trở lối đi vào nhà, rõ ràng có thể nhờ công an hoặc cơ quan có thẩm quyền can thiệp. Nhưng không, chủ nhà đã lựa chọn hình thức trã đũa trực tiếp nhất. Đây là một hành vi tùy tiện, thiếu tôn trọng pháp luật. Điều đáng tiếc hơn là có thể ngồi tù 06 tháng vì một phút nóng nảy.

Tất nhiên, hành vi đậu xe thiếu ý của tài xế cũng được pháp luật điều chỉnh. Theo đó, Pháp luật cũng nghiêm cấm các hành vi đỗ xe “bừa bãi” như trên.

Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định, đâu xe không đúng nơi quy định có thể bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến  800.000 đồng, cụ thể:

  • Đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy không đặt ngay báo hiệu nguy hiểm theo quy định, trừ trường hợp đỗ xe tại vị trí quy định được phép đỗ xe.
  • Trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường rộng.
  • Không sát mép đường phía bên phải theo chiều đi ở nơi đường có lề đường hẹp hoặc không có lề đường.
  • Không đúng vị trí quy định ở những đoạn có bố trí nơi dừng xe, đỗ xe.
  • Không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m.
  • Trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt.
  • Trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước.
  • Nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng và đỗ xe.”
  • Ở hè phố trái quy định của pháp luật;
  • Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường.
  • Trong phạm vi an toàn của đường sắt.
  • Bên trái đường một chiều.
  • Trên đoạn đường cong hoặc gần đầu dốc nơi tầm nhìn bị che khuất.
  • Trên cầu, gầm cầu vượt, song song với một xe khác đang dừng, đỗ.
  • Nơi đường bộ giao nhau hoặc trong phạm vi 05 m tính từ mép đường giao nhau.
  • Điểm dừng đón, trả khách của xe buýt.
  • Trước cổng hoặc trong phạm vi 05 m hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức có bố trí đường cho xe ô tô ra vào.
  • Nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe.
  • Nơi làm che khuất biển báo hiệu đường bộ.
  • Trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định.
  • Trên đường cao tốc.

Pháp luật quy định chuẩn mực ứng xử chung cho mỗi một cá nhân, tổ chức sinh sống, làm việc trên lãnh thổ Việt Nam và có các biện pháp bảo đảm thi hành. Do đó, pháp luật nghiêm trị các hành vi tự ý trã đũa, tự ý thi hành pháp luật khi không được trao quyền tránh tình trạng trã đũa qua lại, gây hỗn loạn cho xã hội. Xây dựng một nhà nước pháp quyền, mọi người đều tôn trọng pháp luật.

552 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;