Chính thức lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam

Ngày 21/11/2019, tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Thư viện 2019 .

Theo đó, tại Điều 30 Luật Thư viện 2019 Quốc hội quy định lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam. Ngày 21/4 hằng năm cũng trùng là ngày Ngày Sách Việt Nam quy định tại Quyết định 284/QĐ-TTg. Điều này nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, xã hội, đề cao ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của việc đọc sách đối với việc nâng cao kiến thức và kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người,..

Ngay sach va van hoa doc VN, Luat thu vien 2019

Hình minh họa (nguồn internet)

Ngoài ra, Luật mới này quy định việc phát triển văn hóa đọc được thực hiện thông qua các hoạt động sau đây:

  • Tổ chức hoạt động hình thành thói quen đọc trong gia đình, trường học, cơ quan, tổ chức trong phạm vi cả nước;

  • Hướng dẫn phương pháp, kỹ năng đọc, khai thác tài nguyên thông tin cho trẻ em tại thư viện cơ sở giáo dục mầm non, thư viện cơ sở giáo dục phổ thông;

  • Phát triển kỹ năng tìm kiếm, khai thác và sử dụng thông tin, mở rộng tri thức cho người sử dụng thư viện;

  • Đẩy mạnh liên thông giữa thư viện công cộng với thư viện khác trên địa bàn; truy cập và khai thác thông tin, tri thức từ thư viện số dùng chung thông qua thiết bị điện tử; sử dụng dịch vụ thư viện lưu động và luân chuyển tài nguyên thông tin.

Bên cạnh đó, Luật quy định cụ thể về các chính sách của Nhà nước về phát triển sự nghiệp thư viện:

Thứ nhất, nhà nước đầu tư cho thư viện công lập các nội dung sau đây:

  • Ưu tiên đầu tư cho Thư viện Quốc gia Việt Nam, thư viện công cộng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là thư viện cấp tỉnh) và thư viện có vai trò quan trọng;

  • Hiện đại hóa thư viện; xây dựng thư viện số, tài nguyên thông tin dùng chung, tài nguyên thông tin mở; liên thông thư viện trong nước và nước ngoài;

  • Sưu tầm, bảo quản và phát huy giá trị tài liệu cổ, quý hiếm, các bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học;

  • Tổ chức dịch vụ thư viện lưu động, luân chuyển tài nguyên thông tin phục vụ khu vực biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn;

  • Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực và phát triển nguồn nhân lực thư viện;

  • Nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến trong hoạt động thư viện.

Thứ hai, nhà nước hỗ trợ đầu tư các nội dung sau đây:

  • Cung cấp dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực thư viện, phát triển văn hóa đọc;

  • Duy trì và phát triển thư viện cộng đồng, thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng không vì mục tiêu lợi nhuận;

  • Cước vận chuyển tài liệu thư viện phục vụ nhiệm vụ chính trị, khu vực biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn;

  • Hợp tác quốc tế về thư viện.

Nhà nước có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động này, Chính phủ quy định chi tiết về thư viện có vai trò quan trọng được ưu tiên đầu tư và tài liệu cổ, quý hiếm, các bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học.

Xem toàn văn quy định tại Luật Thư viện 2019 có hiệu lực từ 01/7/2020.

Thu Ba

441 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;