Tài chính Công đoàn bao gồm các nguồn thu nào? Việc quản lý sử dụng tài chính công đoàn được thực hiện như thế nào?

Tài chính Công đoàn bao gồm các nguồn thu nào? Việc quản lý sử dụng tài chính công đoàn được thực hiện như thế nào? Câu hỏi của bạn T.S ở Gia Lai

Các khoản chi được trích từ Quỹ Công đoàn cho người lao động có phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN không?

Công văn 20657/CT-TTHT năm 2020 của Cục thuế thành phố Hà Nội ngày 20/04/2020 hướng dẫn về chính sách thuế thu nhập cá nhân.

Theo đó, Công văn 20657/CT-TTHT năm 2020 về thuế TNCN đối với vấn đề các khoản chi được trích từ Qụỹ Công đoàn cho người lao động, Cục thuế Hà Nội giải đáp như sau:

Tại điểm c khoản 2 Điều 3 Nghị định 65/2013/TT-BTC sửa đổi bởi Điều 2 Nghị định 12/2015/NĐ-CP hướng dẫn về thu nhập từ tiền lương tiền công:

Thu nhập chịu thuế
...
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau...
c) Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa, tiền hoa hồng môi giới; tiền tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; tiền tham gia các dự án, đề án; tiền nhuận bút theo quy định của pháp luật về chế độ nhuận bút; tiền tham gia các hoạt động giảng dạy; tiền tham gia biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao; tiền dịch vụ quảng cáo; tiền dịch vụ khác, thù lao khác.
d) Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị doanh nghiệp, ban kiểm soát doanh nghiệp, ban quản lý dự án, hội đồng quản lý, các hiệp hội, hội nghề nghiệp và các tổ chức khác.
đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức...
e) Các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức, kể cả thưởng bằng chứng khoán, trừ các khoản tiền thưởng sau đây
...

Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp phát sinh các khoản chi cho người lao động, mà các khoản chi này được trích từ Quỹ Công đoàn, đáp ứng các nhiệm vụ quy định tại Điều 27 Luật Công đoàn 2012 thì người lao động khi nhận được các khoản chi này, không phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công.

Tài chính Công đoàn bao gồm các nguồn thu nào? Việc quản lý sử dụng tài chính công đoàn được thực hiện như thế nào?

Tài chính Công đoàn bao gồm các nguồn thu nào? Việc quản lý sử dụng tài chính công đoàn được thực hiện như thế nào?

Tài chính Công đoàn bao gồm các nguồn thu nào?

Tại Điều 26 Luật Công đoàn 2012 quy định tài chính công đoàn như sau:

Tài chính công đoàn
Tài chính công đoàn gồm các nguồn thu sau đây:
1. Đoàn phí công đoàn do đoàn viên công đoàn đóng theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam;
2. Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động;
3. Ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ;
4. Nguồn thu khác từ hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động kinh tế của Công đoàn; từ đề án, dự án do Nhà nước giao; từ viện trợ, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

Theo đó, tài chính công đoàn bao gồm các nguồn thu sau đây:

- Đoàn phí công đoàn do đoàn viên công đoàn đóng theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

- Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.

- Ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ.

- Nguồn thu khác từ hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động kinh tế của Công đoàn; từ đề án, dự án do Nhà nước giao; từ viện trợ, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

Việc quản lý sử dụng tài chính công đoàn được thực hiện như thế nào?

Tại Điều 27 Luật Công đoàn 2012 quy định về việc quản lý sử dụng tài chính công đoàn được thực hiện như sau:

- Công đoàn thực hiện quản lý, sử dụng tài chính công đoàn theo quy định của pháp luật và quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

- Tài chính công đoàn được sử dụng cho hoạt động thực hiện quyền, trách nhiệm của Công đoàn và duy trì hoạt động của hệ thống công đoàn, bao gồm các nhiệm vụ sau đây:

+ Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động.

+ Tổ chức hoạt động đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.

+ Phát triển đoàn viên công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở, xây dựng công đoàn vững mạnh.

+ Tổ chức phong trào thi đua do Công đoàn phát động.

+ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn; đào tạo, bồi dưỡng người lao động ưu tú tạo nguồn cán bộ cho Đảng, Nhà nước và tổ chức công đoàn;

+ Tổ chức hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch cho người lao động;

+ Tổ chức hoạt động về giới và bình đẳng giới;

+ Thăm hỏi, trợ cấp cho đoàn viên công đoàn và người lao động khi ốm đau, thai sản, hoạn nạn, khó khăn; tổ chức hoạt động chăm lo khác cho người lao động;

+ Động viên, khen thưởng người lao động, con của người lao động có thành tích trong học tập, công tác;

+ Trả lương cho cán bộ công đoàn chuyên trách, phụ cấp trách nhiệm cho cán bộ công đoàn không chuyên trách;

+ Chi cho hoạt động của bộ máy công đoàn các cấp;

+ Các nhiệm vụ chi khác

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}