Mẫu Đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự? Trường hợp nào phải xem xét lại vụ án dân sự theo thủ tục giám đốc thẩm?

Mẫu Đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự? Trường hợp nào phải xem xét lại vụ án dân sự theo thủ tục giám đốc thẩm? Câu hỏi của cô Đào đến từ Phú Yên.

Mẫu Đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự như thế nào?

Mẫu đơn nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự là mẫu số 82-DS ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP. Dưới đây là hình ảnh Mẫu đơn nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự:

Tải Mẫu Đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự mới nhất hiện nay: Tại đây.

Mẫu Đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự? Trường hợp nào phải xem xét lại vụ án dân sự theo thủ tục giám đốc thẩm?

Mẫu Đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự? Trường hợp nào phải xem xét lại vụ án dân sự theo thủ tục giám đốc thẩm? (Hình từ Internet)

Cơ quan nào có thẩm quyền Giám đốc thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị?

Căn cứ tại điểm a khoản 2 Điều 22 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định như sau:

Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
1. Số lượng thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không dưới mười ba người và không quá mười bảy người; gồm Chánh án, các Phó Chánh án Tòa nhân dân tối cao là Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và các Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
2. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng;
b) Ban hành nghị quyết hướng dẫn các Tòa án áp dụng thống nhất pháp luật;
c) Lựa chọn quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, có tính chuẩn mực của các Tòa án, tổng kết phát triển thành án lệ và công bố án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử;
d) Thảo luận, góp ý kiến đối với báo cáo của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về công tác của Tòa án nhân dân để trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước;
đ) Tham gia ý kiến đối với dự án luật, dự thảo nghị quyết để trình Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết để trình Ủy ban thường vụ Quốc hội;
e) Thảo luận, cho ý kiến đối với dự thảo văn bản pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và dự thảo văn bản pháp luật giữa Tòa án nhân dân tối cao với cơ quan có liên quan theo quy định của Luật ban hành văn bản pháp luật.
3. Phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia; quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Tư pháp có trách nhiệm tham dự phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao khi thảo luận, thông qua nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
4. Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là quyết định cao nhất, không bị kháng nghị.

Như vậy theo quy định trên, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan có thẩm quyền Giám đốc thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị.

Trường hợp nào phải xem xét lại vụ án dân sự theo thủ tục giám đốc thẩm?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 6 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định như sau:

Bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm
1. Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm.
Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật tố tụng. Bản án, quyết định sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn do luật định thì có hiệu lực pháp luật.
Bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được xét xử phúc thẩm. Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
2. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới theo quy định của luật tố tụng thì được xem xét lại theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

Như vậy theo quy định trên phải xem xét lại vụ án dân sự theo thủ tục giám đốc thẩm khi bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}