Đối tượng và chương trình phổ cập giáo dục được quy định như thế nào? Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học là gì?

Tôi muốn hỏi đối tượng và chương trình phổ cập giáo dục được quy định như thế nào? - câu hỏi của chị Thảo (Ninh Thuận)

Thế nào là phổ cập giáo dục?

Căn cứ tại khoản 8 Điều 5 Luật Giáo dục 2019 quy định cụ thể khái niệm phổ cập giáo dục như sau:

Phổ cập giáo dục là quá trình tổ chức hoạt động giáo dục để mọi công dân trong độ tuổi đều được học tập và đạt đến trình độ học vấn nhất định theo quy định của pháp luật.

Đối tượng và chương trình phổ cập giáo dục được quy định như thế nào? Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học là gì? (Hình từ Internet).

Đối tượng và chương trình phổ cập giáo dục được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 20/2014/NĐ-CP quy định đối tượng phổ cập giáo dục bao gồm:

Đối tượng phổ cập giáo dục tiểu học là trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 14 chưa hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học.

Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Nghị định 20/2014/NĐ-CP quy định chương trình phổ cập giáo dục tiểu học như sau:

Chương trình giáo dục thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học là chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.

Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học là gì?

Căn cứ tại Điều 9 Nghị định 20/2014/NĐ-CP, Điều 10 Nghị định 20/2014/NĐ-CP, Điều 11 Nghị định 20/2014/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học như sau:

- Đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 1 khi đáp ứng các tiêu chí:

+ Đối với cá nhân: Hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học.

+ Đối với xã:

++ Tỷ lệ trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 đạt ít nhất 90%;

++ Tỷ lệ trẻ em đến 14 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt ít nhất 80%, đối với xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 70%.

+ Đối với huyện: Có ít nhất 90% số xã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 1.

+ Đối với tỉnh: Có 100% số huyện được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 1.

- Đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2 khi đáp ứng các tiêu chí:

+ Đối với xã:

++ Bảo đảm tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 1;

++ Tỷ lệ trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 đạt ít nhất 95%;

++ Tỷ lệ trẻ em 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt ít nhất 80%, đối với xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 70%; các trẻ em 11 tuổi còn lại đều đang học các lớp tiểu học.

+ Đối với huyện: Có ít nhất 90% số xã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2.

+ Đối với tỉnh: Có 100% số huyện được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2.

- Đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3 khi đáp ứng các tiêu chí:

+ Đối với xã:

++ Bảo đảm tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2;

++ Tỷ lệ trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 đạt ít nhất 98%;

++ Tỷ lệ trẻ em 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt ít nhất 90%, đối với xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 80%; các trẻ em 11 tuổi còn lại đều đang học các lớp tiểu học.

+ Đối với huyện: Có ít nhất 90% số xã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3.

+ Đối với tỉnh: Có 100% số huyện được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3.

Trách nhiệm thực hiện phổ cập giáo dục được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 14 Luật Giáo dục 2019 quy định trách nhiệm thực hiện phổ cập giáo dục như sau:

- Giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc.

Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 05 tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

- Nhà nước chịu trách nhiệm thực hiện giáo dục bắt buộc trong cả nước; quyết định kế hoạch, bảo đảm các điều kiện để thực hiện phổ cập giáo dục.

- Mọi công dân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để thực hiện phổ cập giáo dục và hoàn thành giáo dục bắt buộc.

- Gia đình, người giám hộ có trách nhiệm tạo điều kiện cho các thành viên của gia đình trong độ tuổi quy định được học tập để thực hiện phổ cập giáo dục và hoàn thành giáo dục bắt buộc.

Trách nhiệm của công dân, gia đình và cơ sở giáo dục đối với phổ cập giáo dục được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 3 Nghị định 20/2014/NĐ-CP quy định trách nhiệm của công dân, gia đình và cơ sở giáo dục đối với phổ cập giáo dục như sau:

- Mọi công dân trong độ tuổi quy định có nhiệm vụ học tập để đạt trình độ phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.

- Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện cho các thành viên của gia đình trong độ tuổi quy định được học tập để đạt trình độ phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.

- Các cơ sở giáo dục có trách nhiệm tổ chức thực hiện phổ cập giáo dục, xóa mù chữ theo chức năng, nhiệm vụ.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}