Đối tượng nộp phí, lệ phí trong lĩnh vực xuất nhập cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam được quy định như thế nào?

Đối tượng nộp phí, lệ phí trong lĩnh vực xuất nhập cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam được quy định như thế nào? Câu hỏi của bạn T.Q ở Hà Nội

Đối tượng nộp phí, lệ phí trong lĩnh vực xuất nhập cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam được quy định như thế nào?

Tại Điều 2 Thông tư 25/2021/TT-BTC quy định về đối tượng nộp phí, lệ phí trong lĩnh vực xuất nhập cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam hiện nay như sau:

- Công dân Việt Nam khi làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam cấp các giấy tờ liên quan đến hộ chiếu, giấy thông hành, tem AB phải nộp lệ phí theo quy định tại Thông tư này.

- Người nước ngoài khi làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam cấp thị thực hoặc giấy tờ khác có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú cho người nước ngoài phải nộp phí theo quy định tại Thông tư 25/2021/TT-BTC.

Đối tượng nộp phí, lệ phí trong lĩnh vực xuất nhập cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam được quy định như thế nào?

Đối tượng nộp phí, lệ phí trong lĩnh vực xuất nhập cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam được quy định như thế nào?

Các hành vi bị nghiêm cấm về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam là gì?

Căn cứ tại Điều 5 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 quy định như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Cản trở người nước ngoài và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm theo quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
2. Đặt ra thủ tục, giấy tờ, các khoản thu trái với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; sách nhiễu, gây phiền hà trong việc làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
3. Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú trái phép tại Việt Nam; làm giả, sử dụng giấy tờ giả để nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.
4. Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.
5. Lợi dụng việc nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam để chống lại nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
6. Mua, bán, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, tẩy, xóa, sửa chữa nội dung giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú để người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.

Theo đó, 6 hành vi bị nghiêm cấm về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam bao gồm:

- Cản trở người nước ngoài và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm theo quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

- Đặt ra thủ tục, giấy tờ, các khoản thu trái với quy định của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 và các quy định khác của pháp luật có liên quan; sách nhiễu, gây phiền hà trong việc làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

- Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú trái phép tại Việt Nam; làm giả, sử dụng giấy tờ giả để nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.

- Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.

- Lợi dụng việc nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam để chống lại nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

- Mua, bán, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, tẩy, xóa, sửa chữa nội dung giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú để người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.

Ai có thẩm quyền quyết định không cho người nước ngoài nhập cảnh?

Căn cứ quy định Điều 22 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 quy định về thẩm quyền quyết định chưa cho nhập cảnh như sau:

Thẩm quyền quyết định chưa cho nhập cảnh
1. Người đứng đầu đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh quyết định chưa cho nhập cảnh đối với trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 21 của Luật này.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định chưa cho nhập cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 21 của Luật này.
3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định chưa cho nhập cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 21 của Luật này.
4. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định chưa cho nhập cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 9 Điều 21 của Luật này.
5. Người có thẩm quyền ra quyết định chưa cho nhập cảnh có thẩm quyền giải tỏa chưa cho nhập cảnh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

Như vậy, thẩm quyền quyết định chưa cho nhập cảnh bao gồm:

- Người đứng đầu đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh

- Bộ trưởng Bộ Y tế

- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng

- Người có thẩm quyền ra quyết định chưa cho nhập cảnh có thẩm quyền giải tỏa chưa cho nhập cảnh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}