Phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng 2024 ra sao?
- Phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng 2024 ra sao?
- Nội dung phương án phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt được quy định ra sao?
- Giải quyết như thế nào khi tổ chức bảo hiểm tiền gửi không đủ tiền chi trả cho người đã gửi tiền tại các tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt phá sản?
Phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng 2024 ra sao?
Theo Điều 188 Luật Các tổ chức tín dụng 2024, phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt được quy định như sau:
(1) Phương án phá sản của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt được xây dựng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt trong tình trạng:
+ Không có phương án cơ cấu lại trong thời hạn quy định dưới đây:
++ Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của Ban kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 7 Điều 167 của Luật Các tổ chức tín dụng 2024, tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt phải hoàn thành việc xây dựng phương án phục hồi gửi Ban kiểm soát đặc biệt.
++ Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của Ban kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 7 Điều 167 của Luật Các tổ chức tín dụng 2024, tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt hoàn thành việc xây dựng phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp gửi Ban kiểm soát đặc biệt.
+ Không đủ điều kiện chuyển giao bắt buộc quy định tại khoản 1 Điều 179, khoản 1 Điều 180 của Luật Các tổ chức tín dụng 2024.
+ Không đủ điều kiện giải thể quy định tại khoản 1 Điều 187 của Luật Các tổ chức tín dụng 2024:
++ Có khả năng thanh toán đầy đủ các khoản nợ;
++ Có tổ chức tín dụng tiếp nhận toàn bộ nghĩa vụ nợ.
- Ngân hàng thương mại thuộc trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 179, khoản 5 Điều 180, khoản 9 Điều 183 của Luật Các tổ chức tín dụng 2024.
- Trong quá trình giám sát thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng bị giải thể, nếu phát hiện tổ chức tín dụng không có khả năng thanh toán đầy đủ các khoản nợ, Ngân hàng Nhà nước quyết định chấm dứt thanh lý tài sản và thực hiện phương án phá sản tổ chức tín dụng.
- Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt đề xuất phương án phá sản trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của Ban kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 7 Điều 167 hoặc khoản 5 Điều 172 hoặc khoản 6 Điều 178 của Luật Các tổ chức tín dụng 2024.
(2) Ban kiểm soát đặc biệt phối hợp với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, tổ chức bảo hiểm tiền gửi xây dựng phương án phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, đề xuất Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ phê duyệt, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 188 Luật Các tổ chức tín dụng 2024.
Sau khi phương án phá sản được phê duyệt, Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ quyết định hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi cho người gửi tiền, tối đa bằng số tiền gửi của cá nhân được bảo hiểm tại tổ chức tín dụng.
(3) Ban kiểm soát đặc biệt có trách nhiệm phối hợp với quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt, tổ chức bảo hiểm tiền gửi và ngân hàng hợp tác xã xây dựng phương án phá sản quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt và đề xuất Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ quyết định hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi cho người gửi tiền, tối đa bằng số tiền gửi của cá nhân được bảo hiểm tại quỹ tín dụng nhân dân.
Sau khi Thủ tướng Chính phủ quyết định hạn mức bảo hiểm tiền gửi, Ban kiểm soát đặc biệt có trách nhiệm phối hợp với quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt, tổ chức bảo hiểm tiền gửi và ngân hàng hợp tác xã hoàn thiện phương án phá sản quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt, trình Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.
Phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng 2024 ra sao? (Hình từ Internet)
Nội dung phương án phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt được quy định ra sao?
Theo Điều 189 Luật Các tổ chức tín dụng 2024, phương án phá sản bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
- Thực trạng của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;
- Đánh giá tác động của việc thực hiện phương án phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt đối với sự an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng;
- Dự kiến hạn mức trả tiền bảo hiểm tiền gửi cho người gửi tiền là cá nhân; lộ trình, thời hạn chi trả;
- Lộ trình và trách nhiệm thực hiện phương án phá sản.
Giải quyết như thế nào khi tổ chức bảo hiểm tiền gửi không đủ tiền chi trả cho người đã gửi tiền tại các tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt phá sản?
Theo Điều 190 Luật Các tổ chức tín dụng 2024, việc tổ chức thực hiện phương án phá sản liên quan đến tổ chức bảo hiểm tiền gửi gồm các nội dung sau đây:
Tổ chức thực hiện phương án phá sản
1. Sau khi phương án phá sản đã được phê duyệt, tổ chức bảo hiểm tiền gửi có trách nhiệm phối hợp với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt chi trả bảo hiểm tiền gửi cho người gửi tiền theo phương án phá sản.
2. Trường hợp số tiền trong quỹ dự phòng nghiệp vụ của tổ chức bảo hiểm tiền gửi không đủ chi trả cho người gửi tiền theo quy định tại khoản 1 Điều này, Ngân hàng Nhà nước cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi vay đặc biệt.
Tổ chức bảo hiểm tiền gửi xây dựng phương án tăng phí bảo hiểm tiền gửi để bù đắp phần vay đặc biệt; sử dụng tiền trả nợ vay đặc biệt của tổ chức tín dụng, nguồn thu từ bán giấy tờ có giá do tổ chức bảo hiểm tiền gửi nắm giữ, từ thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng vay đặc biệt, phí bảo hiểm tiền gửi để ưu tiên hoàn trả nợ vay đặc biệt cho Ngân hàng Nhà nước.
Vậy, trường hợp số tiền trong quỹ dự phòng nghiệp vụ của tổ chức bảo hiểm tiền gửi không đủ chi trả cho người gửi tiền, Ngân hàng Nhà nước sẽ cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi vay đặc biệt.
Tổ chức bảo hiểm tiền gửi xây dựng phương án tăng phí bảo hiểm tiền gửi để bù đắp phần vay đặc biệt; sử dụng tiền trả nợ vay đặc biệt của tổ chức tín dụng, nguồn thu từ bán giấy tờ có giá do tổ chức bảo hiểm tiền gửi nắm giữ, từ thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng vay đặc biệt, phí bảo hiểm tiền gửi để ưu tiên hoàn trả nợ vay đặc biệt cho Ngân hàng Nhà nước.
Luật Các tổ chức tín dụng 2024 sẽ có hiệu lực thi hành từ 01 tháng 07 năm 2024, trừ khoản 3 Điều 200 và khoản 15 Điều 210 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;