Hướng dẫn khai thuế khoán như thế nào? Hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán được quy định như thế nào?

Hướng dẫn khai thuế khoán như thế nào? Hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán được quy định như thế nào? Câu hỏi của bạn T.S ở Gia Lai

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán là ngày nào?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 13 Thông tư 40/2021/TT-BTC quy định thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán dành cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh như sau:

- Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với hộ khoán chậm nhất là ngày 15 tháng 12 năm trước liền kề năm tính thuế.

- Riêng trường hợp hộ khoán mới ra kinh doanh (bao gồm cả hộ đã giải thể hoặc tạm ngừng kinh doanh sau đó ra kinh doanh trở lại, hộ kê khai chuyển đổi sang phương pháp khoán), hộ có biến động trong năm (hộ khoán chuyển đổi sang phương pháp kê khai, hộ khoán thay đổi ngành nghề, hộ khoán thay đổi quy mô kinh doanh trong năm) thì nộp tờ khai thuế mẫu 01/CNKD đến đội thuế LXP hoặc bộ phận một cửa chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày bắt đầu kinh doanh, hoặc chuyển đổi phương pháp tính thuế, hoặc thay đổi ngành nghề, hoặc thay đổi quy mô kinh doanh.

- Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với trường hợp hộ khoán có sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế cấp, bán lẻ theo từng lần phát sinh chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh doanh thu có yêu cầu sử dụng hóa đơn.

Hướng dẫn khai thuế khoán như thế nào? Hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán được quy định như thế nào?

Hướng dẫn khai thuế khoán như thế nào? Hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán được quy định như thế nào?

Cơ quan thuế hướng dẫn khai thuế khoán như thế nào?

Theo hướng dẫn tại Cổng TTDDT Cục thuế Hà Nội hướng dẫn khai thuế khoán như sau:

- Hộ kinh doanh khai thuế khoán ổn định 1 lần/năm theo tờ khai mẫu 01/CNKD ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính do cơ quan thuế cung cấp từ ngày 20/11/2023 đến ngày 15/12/2023.

- Ngành nghề kinh doanh khai theo danh mục ngành nghề tại Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTG ngày 06/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ.

- Hộ khoán có nhu cầu sử dụng hoá đơn để giao cho khách hàng thì đề nghị CQT cấp theo từng lần phát sinh. Hộ khoán có trách nhiệm lưu trữ và xuất trình cho CQT các hoá đơn, chứng từ, hợp đồng, hồ sơ chứng minh hàng hoá, dịch vụ hợp pháp khi đề nghị cấp hoá đơn theo từng lần phát sinh. Riêng trường hợp hộ khoán kinh doanh tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu trên lãnh thổ Việt Nam phải thực hiện việc lưu trữ hoá đơn, chứng từ, hợp đồng, hồ sơ chứng minh hàng hoá hợp pháp và xuất trình khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

- Đối với hộ khoán nếu có sử dụng hóa đơn do CQT cấp theo từng lần phát sinh thì doanh thu và mức thuế khoán được xác định từ đầu năm không bao gồm doanh thu và thuế do sử dụng hóa đơn.

- Hộ khoán có thể thực hiện khai thuế theo hình thức điện tử tại địa chỉ website thuedientu.gdt.gov.vn phân hệ “CÁ NHÂN”, hoặc trên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Hồ sơ khai thuế khoán dành cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh gồm những gì?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 40/2021/TT-BTC quy định thành phần hồ sơ khai thuế khoán dành cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh bao gồm:

- Tờ khai thuế do cơ quan thuế phát (từ ngày 20 tháng 11 đến ngày 05 tháng 12 hằng năm, cơ quan thuế phát Tờ khai thuế năm sau cho tất cả các hộ khoán).

- Hồ sơ khai thuế đối với hộ khoán theo quy định tại điểm 8.1 Phụ lục I - Danh mục hồ sơ khai thuế ban hành kèm theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP là Tờ khai thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo mẫu số 01/CNKD ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BTC.

- Trường hợp hộ khoán sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế cấp, bán lẻ theo từng lần phát sinh, khi khai thuế đối với doanh thu trên hóa đơn lẻ thì hộ khoán khai thuế theo từng lần phát sinh và sử dụng Tờ khai thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo mẫu số 01/CNKD ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BTC đồng thời xuất trình, nộp kèm theo hồ sơ khai thuế các tài liệu sau:

+ Bản sao hợp đồng kinh tế cung cấp hàng hóa, dịch vụ cùng ngành nghề với hoạt động kinh doanh của hộ khoán;

+ Bản sao biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng;

+ Bản sao tài liệu chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, dịch vụ như: Bảng kê thu mua hàng nông sản nếu là hàng hóa nông sản trong nước; Bảng kê hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới nếu là hàng cư dân biên giới nhập khẩu; Hóa đơn của người bán hàng giao cho nếu là hàng hóa nhập khẩu mua của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong nước; tài liệu liên quan để chứng minh nếu là hàng hóa do cá nhân tự sản xuất, cung cấp;...

Lưu ý: Cơ quan thuế có quyền yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu, xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}