Vi phạm hành chính trên các vùng biển đảo và thềm lục địa Việt Nam nhiều lần sẽ được coi là tình tiết tăng nặng quyết định mức phạt từ ngày 22/7/2022?

Tôi có một thắc mắc như sau: Các cá nhân, tổ chức khi vi phạm hành chính trên các vùng biển đảo và thềm lục địa nước Việt Nam thì sẽ bị xử phạt. Vậy trường hợp họ vi phạm nhiều lần cũng xử phạt như những lần trước thì liệu có đủ tính răn đe hay không? Có quy định nào về việc vi phạm hành chính nhiều lần trên các vùng biển đảo và thềm lục địa sẽ bị coi là tình tiết tăng nặng không? Rất mong nhận được lời giải đáp từ Ban tư vấn. Tôi xin cảm ơn!

Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính trên các vùng biển đảo và thềm lục địa Việt Nam?

Căn cứ vào Điều 3 Nghị định 162/2013/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 3. Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền
1. Mức phạt tiền tối đa trong quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với cá nhân là 1.000.000.000 đồng, đối với tổ chức là 2.000.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân; thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần đối với cá nhân.”

Như vậy, trường hợp vi phạm hành chính trên các vùng biển đảo và thềm lục địa Việt Nam hiện nay sẽ bị xử phạt hành chính tối đa đối với cá nhân là 1 tỷ đồng và đối với tổ chức là 2 tỷ đồng.

Cá nhân, tổ chức vi phàm hành chính trên các vùng biển đảo và thềm lục địa Việt Nam nhiều lần sẽ được coi là tình tiết tăng năng trong xử phạt vi phạm hành chính từ ngày 22/7/2022?

Vi phạm hành chính trên các vùng biển đảo và thềm lục địa Việt Nam nhiều lần sẽ được coi là tình tiết tăng nặng quyết định mức phạt từ ngày 22/7/2022?

Bổ sung quy định về tình tiết tăng nặng đối với hành vi vi phạm hành chính trên các vùng biển đảo và thềm lục địa Việt Nam?

Căn cứ vào điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 37/2022/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 162/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 23/2017/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2017) của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
3. Sửa đổi, bổ sung tên điều và một số khoản của Điều 3 như sau:
b) Bổ sung khoản 4 vào sau khoản 3 như sau:
“4. Tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính nhiều lần trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định trong Nghị định này được coi là tình tiết tăng nặng trong xử phạt vi phạm hành chính.”.”

Như vậy, các cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhiều lần trên các vùng biển đảo và thềm lục địa của nước Việt Nam sẽ bị coi là tình tiết tăng nặng xử phạt vi phạm hành chính trong thời gian sắp tới.

Biện pháp khắc phục hậu quả khi vi phạm hành chính trên các vùng biển đảo và thềm lục địa Việt Nam hiện nay?

Căn cứ vào Điều 4 Nghị định 162/2013/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 4. Biện pháp khắc phục hậu quả
Các biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng trong Nghị định này bao gồm:
1. Các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính.
2. Buộc người, tàu thuyền vi phạm rời khỏi vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Buộc tàu ngầm và phương tiện đi ngầm phải hoạt động nổi trên mặt nước.
4. Buộc treo Quốc kỳ Việt Nam hoặc cờ quốc tịch theo quy định.
5. Buộc di dời về vùng hoạt động cho phù hợp với cấp tàu.”

Theo đó, hiện nay biện pháp khắc phục hậu quả khi vi phạm hành chính trên các vùng biển đảo và thềm lục địa của nước Việt Nam được thực hiện theo quy định trên.

Tuy nhiên, Nghị định 37/2022/NĐ-CP được ban hành và đã có những sửa đổi về biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính trên các vùng biển đảo và thềm lục địa của nước Việt Nam. Cụ thể, tại khoản khoản 4 Điều 3 Nghị định 37/2022/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 162/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 23/2017/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2017) của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
4. Sửa đổi khoản 1 Điều 4 như sau:

“Điều 4. Biện pháp khắc phục hậu quả
1. Các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại các điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e và điểm i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.”.”

Như vậy, sắp tới sẽ thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính trên các vùng biển đảo và thềm lục địa của nước Việt Nam theo quy định mới nêu trên.

Nghị định 37/2022/NĐ-CP sẽ có hiệu lực kể từ ngày 22/7/2022.

Lê Nhựt Hào

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

37 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}