Từ ngày 01/07/2023, mức lương cơ sở tăng lên bao nhiêu? Tăng lương cơ sở có tăng mức thanh toán trực tiếp tại các cơ sở khám, chữa bệnh không?
Từ ngày 01/07/2023, mức lương cơ sở tăng lên bao nhiêu?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP quy định về mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang như sau:
Mức lương cơ sở
...
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2019, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng.
...
Tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP quy định về mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang như sau:
Mức lương cơ sở
...
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2023, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng.
...
Như vậy, mức lương cơ sở áp dụng đến ngày 30/6/2023 là 1.490.000 đồng, từ ngày 01/7/2023 áp dụng mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng, tăng 310.000 đồng/tháng.
Lương cơ sở tăng, mức thanh toán trực tiếp tại các cơ sở có tăng không?
Mức thanh toán trực tiếp tại các cơ sở khám, chữa bệnh có tăng không khi tăng lương cơ sở?
Tại Điều 30 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định về mức thanh toán trực tiếp của BHYT như sau:
Mức thanh toán trực tiếp
1. Trường hợp người bệnh đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện và tương đương không có hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế (trừ trường hợp cấp cứu), thanh toán như sau:
a) Trường hợp khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú, thanh toán theo chi phí thực tế trong phạm vi được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế theo quy định nhưng tối đa không quá 0,15 lần mức lương cơ sở tại thời điểm khám bệnh, chữa bệnh;
b) Trường hợp khám bệnh, chữa bệnh nội trú, thanh toán theo chi phí thực tế trong phạm vi được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế theo quy định nhưng tối đa không quá 0,5 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện.
2. Trường hợp người bệnh đến khám bệnh, chữa bệnh nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh và tương đương không có hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế (trừ trường hợp cấp cứu), thanh toán theo chi phí thực tế trong phạm vi được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế theo quy định nhưng tối đa không quá 1,0 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện.
3. Trường hợp người bệnh đến khám bệnh, chữa bệnh nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trung ương và tương đương không có hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế (trừ trường hợp cấp cứu), thanh toán theo chi phí thực tế trong phạm vi được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế theo quy định nhưng tối đa không quá 2,5 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện.
4. Trường hợp người bệnh đi khám bệnh, chữa bệnh tại nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu không đúng quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật bảo hiểm y tế được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo chi phí thực tế trong phạm vi được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế nhưng tối đa không quá 0,15 lần mức lương cơ sở tại thời điểm khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú và tối đa không quá 0,5 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện đối với trường hợp khám bệnh, chữa bệnh nội trú.
Như vậy, mức thanh toán trực tiếp của BHYT tại các cơ sở khám chữa bệnh được quy định cụ thể là:
- Đối với cơ sở khám, chữa bệnh tuyến huyện và tương đương:
+ Khám chữa bệnh ngoại trú (trừ trường hợp cấp cứu): Không quá 0,15 lần mức lương cơ sở tại thời điểm khám bệnh, chữa bệnh;
+ Khám, chữa bệnh nội trú: Không quá 0,5 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện;
- Đối với cơ sở khám, chữa bệnh tuyến tỉnh và tương đương:
+ Khám chữa bệnh ngoại trú (trừ trường hợp cấp cứu): không quá 1,0 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện;
+ Khám, chữa bệnh nội trú: Không quá 1,0 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện;
- Khám, chữa bệnh nội trú ở các cơ sở khám, chữa bệnh tuyến trung ương và tương đương: tối đa không quá 2,5 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện;
- Khám, chữa bệnh tại nơi đăng ký ban đầu không đúng nhưng được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo chi phí thực tế trong phạm vi được hưởng thì:
+ Khám ngoại trú (trừ trường hợp cấp cứu): Không quá 0,15 lần mức lương cơ sở tại thời điểm khám bệnh, chữa bệnh;
+ Khám nội trú: Không quá 0,5 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện.
Như vậy, mức thanh toán trực tiếp của BHYT phụ thuộc vào mức lương cơ sở nên khi tăng lương cơ sở thì mức thanh toán trực tiếp của BHYT cũng sẽ tăng theo.
Mức đóng BHYT có tăng không khi lương tăng lương cơ sở tăng?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Quy trình kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định về mức đóng, trách nhiệm đóng BHYT của một số đối tượng thuộc diện được tăng lương cơ sở như sau:
Mức đóng, trách nhiệm đóng BHYT của các đối tượng theo quy định tại Điều 13 Luật BHYT và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
1. Đối tượng tại Điểm 1.1, 1.2, Khoản 1 Điều 17: mức đóng hằng tháng bằng 4,5% mức tiền lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 3%; người lao động đóng 1,5%. Tiền lương tháng đóng BHYT là tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Điều 6.
Đối với đối tượng quy định tại Điểm 1.4 Khoản 1 Điều 17: Mức đóng hằng tháng bằng 4,5% tiền lương tháng theo ngạch bậc và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung (đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định) hoặc 4,5% tiền lương tháng ghi trong HĐLĐ (đối với người lao động hưởng tiền lương, tiền công theo quy định của người sử dụng lao động); trong đó, Công an đơn vị, địa phương đóng 3%, người lao động đóng 1,5%.
...
Theo đó, mức đóng BHYT đối với cá nhân được tính theo công thức sau:
Mức đóng BHYT của người lao động = 1,5% x số tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc |
Bên cạnh đó, tại điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định về mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế đối với hộ gia đình như sau:
Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế
...
e) Mức đóng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
...
Theo đó, về mức đóng BHYT theo hộ gia đình được quy định cụ thể như sau:
- Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở;
- Người thứ hai đóng bằng 70% mức đóng của người thứ nhất;
- Người thứ ba đóng bằng 60% mức đóng của người thứ nhất;
- Người thứ tư đóng bằng 50% mức đóng của người thứ nhất;
- Từ người thứ năm trở đi thì đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Như vậy, khi lương cơ sở tăng thì mức đóng BHYT tăng theo.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;