Từ 22/7/2022, hành vi xây dựng công trình trên sông suối biên giới nhưng có phương án phòng chống cạn kiệt nguồn nước sẽ bị phạt đến 50.000.000 đồng?

Tôi có thắc mắc như sau: Hiện nay có một số thành phần xây dựng các công trình trên sông suối thượng nguồn biên giới gây ảnh hưởng đến lưu thông dòng nước nhưng không thấy bị xử phạt. Vậy trong thời gian tới sẽ có chế tài nào xử phạt hành vi này không?

Mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm về bảo vệ đường biên giới quốc gia theo quy định hiện nay?

Căn cứ vào Nghị định 96/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về quản lý, bảo về đường biên giới quốc gia như sau:

“Điều 5. Hành vi vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ đường biên giới quốc gia, mốc quốc giới, dấu hiệu đường biên giới
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
a) Thăm dò địa chất, khai thác tài nguyên, khoáng sản theo giấy phép làm hư hại dấu hiệu đường biên giới quốc gia, mốc quốc giới, cọc dấu, vật đánh dấu đường biên giới, cột cờ, bia chủ quyền trên các đảo, điểm cơ sở; công trình phòng thủ vùng biển, công trình biên giới;
b) Đổ đất đá, chất thải xuống sông, suối biên giới.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Làm hư hại mốc quốc giới, cọc dấu, dấu hiệu đường biên giới, vật đánh dấu đường biên giới, cột cờ, điểm cơ sở, bia chủ quyền trên các đảo;
b) Làm thay đổi dòng chảy sông, suối biên giới hoặc làm ảnh hưởng đến đường biên giới quốc gia;
c) Xây dựng công trình kiên cố trong phạm vi 30 mét tính từ đường biên giới trên đất liền tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc hoặc 100 mét tính từ đường biên giới trên đất liền tuyến biên giới Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia;
d) Xây dựng trái phép công trình trên sông, suối biên giới.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép khai thác, thăm dò tài nguyên, khoáng sản, giấy phép xây dựng từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1; điểm c, điểm d khoản 2 Điều này;
c) Trục xuất đối với người nước ngoài có hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
4 Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu hoặc buộc chịu trách nhiệm chi phí để thực hiện khôi phục tình trạng ban đầu, buộc tháo dỡ công trình, phân công trình không có giấy phép xây dựng hoặc xây dựng không đúng với giấy phép đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.”

Như vậy, căn cứ vào hành vi vi phạm hành chính trong quản lý và bảo vệ đường biên giới quốc gia để xác định mức xử phạt hành chính theo quy định trên. Ngoài ra, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính cũng sẽ chịu hình phạt bổ sung và thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo nội dung như trên.

Chú ý: mức xử phạt hành chính nêu trên chỉ áp dụng đối với cá nhân vi phạm, trường hợp tổ chức vi phạm thì mức xử phạt hành chính sẽ tăng gấp đôi.

Từ ngày 22/7/2022, hành vi xây dựng công trình trên sông suối biên giới nhưng có phương án phòng chống cạn kiệt nguồn nước sẽ bị phạt đến 50.000.000 đồng?

Từ 22/7/2022, hành vi xây dựng công trình trên sông suối biên giới nhưng có phương án phòng chống cạn kiệt nguồn nước sẽ bị phạt đến 50.000.000 đồng?

Sắp tới, hành vi xây dựng công trình trên sông suối biên giới nhưng không có phương án phòng chống cạn kiệt nguồn nước sẽ bị phạt đến 50 triệu đồng?

Căn cứ vào điểm a khoản 6 Điều 2 Nghị định 37/2022/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 96/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia
...
6. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 5 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu và bổ sung điểm c vào sau điểm b khoản 1 như sau:
“1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
c) Không có phương án phòng, chống cạn kiệt nguồn nước, gây ngập úng khi xây dựng các công trình trên sông suối biên giới.”.

Như vậy, trong thời gian sắp tới nếu hành vi xây dựng các công trình trên sông suối biên giới mà không có phương án phòng chống cạn kiệt nguồn nước, gây ngập úng thì sẽ bị xử phạt hành chính thấp nhất là 30 triệu đồng và cao nhất là 50 triệu đồng.

Ngoài ra, với việc thay đổi quy định tại điểm a khoản 6 Nghị định 37/2022/NĐ-CP thì trong thời gian tới, mức xử phạt hành chính sẽ tăng từ 30.000.000 đến 50.000.000 đồng đối với các hành vi sau:

- Thăm dò địa chất, khai thác tài nguyên, khoáng sản theo giấy phép làm hư hại dấu hiệu đường biên giới quốc gia, mốc quốc giới, cọc dấu, vật đánh dấu đường biên giới, cột cờ, bia chủ quyền trên các đảo, điểm cơ sở; công trình phòng thủ vùng biển, công trình biên giới;

- Đổ đất đá, chất thải xuống sông, suối biên giới.

Tăng mức xử phạt đối với hành vi làm hư hại dấu hiệu đường biên giới lên 75.000.000 đồng?

Căn cứ vào điểm b khoản 6 Điều 2 Nghị định 37/2022/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 96/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia
...
6. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 5 như sau:
...
b) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 2 như sau:
“2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:”.

Theo đó, với việc thay đổi này thì trong thời gian tới, những hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 96/2020/NĐ-CP sẽ bị xử phạt hành chính tối thiểu là 50.000.000 đồng và tối đa là 75.000.000 đồng.

Lưu ý: Mức xử phạt hành chính ở các nội dung nêu trên chỉ áp dụng đối với cá nhân vi phạm, trường hợp tổ chức vi phạm sẽ phải xử phạt gấp đôi.

Nghị định 37/2022/NĐ-CP sẽ có hiệu lực kể từ ngày 22/7/2022.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

59 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}