Tổ thẩm định trong đấu thầu được quy định như thế nào? Thành viên tổ thẩm định phải có mấy năm kinh nghiệm trong lĩnh vực liên quan?

Luật Đấu thầu 2023 quy định về tổ thẩm định trong đấu thầu như thế nào? Thành viên tổ thẩm định phải có mấy năm kinh nghiệm trong lĩnh vực liên quan? Câu hỏi của bạn Q.P ở Hà Nội

Tổ thẩm định trong đấu thầu gồm những ai?

Căn cứ Luật Đấu thầu 2023 quy định về quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu; thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động đấu thầu; hoạt động lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu, hoạt động lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư kinh doanh.

Theo đó, tại Điều 19 Luật Đấu thầu 2023 có quy định về tổ thẩm định như sau:

Tổ chuyên gia, tổ thẩm định
1. Tổ chuyên gia gồm các cá nhân có năng lực, kinh nghiệm được chủ đầu tư hoặc đơn vị tư vấn đấu thầu đối với lựa chọn nhà thầu, bên mời thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư thành lập hoặc giao nhiệm vụ để thực hiện một hoặc các công việc: lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh; thực hiện các nhiệm vụ khác trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.
2. Tổ thẩm định gồm các cá nhân có năng lực, kinh nghiệm được người có thẩm quyền, chủ đầu tư hoặc đơn vị tư vấn đấu thầu thành lập hoặc giao nhiệm vụ để kiểm tra, xem xét sự phù hợp với quy định của pháp luật đối với một hoặc các nội dung: kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, kế hoạch lựa chọn nhà thầu; hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và kết quả mời quan tâm, kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.
3. Thành viên tổ chuyên gia, tổ thẩm định phải có tối thiểu 03 năm công tác thuộc một trong các lĩnh vực liên quan đến nội dung pháp lý, kỹ thuật, tài chính của gói thầu, dự án đầu tư kinh doanh.
4. Chính phủ quy định chi tiết về năng lực, kinh nghiệm của thành viên tổ chuyên gia, tổ thẩm định.

Như vậy, tổ thẩm định trong hoạt động đấu thầu bao gồm các cá nhân có năng lực, kinh nghiệm được người có thẩm quyền, chủ đầu tư hoặc đơn vị tư vấn đấu thầu thành lập hoặc giao nhiệm vụ để kiểm tra, xem xét sự phù hợp với quy định của pháp luật đối với một hoặc các nội dung nhất định.

Cụ thể:

- Kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, kế hoạch lựa chọn nhà thầu;

- Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

- Kết quả mời quan tâm, kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

Đồng thời, thành viên tổ thẩm định phải có tối thiểu 03 năm công tác thuộc một trong các lĩnh vực liên quan đến nội dung pháp lý, kỹ thuật, tài chính của gói thầu, dự án đầu tư kinh doanh.

Tổ thẩm định trong đấu thầu được quy định như thế nào? Thành viên tổ thẩm định phải có mấy năm kinh nghiệm trong lĩnh vực liên quan?

Tổ thẩm định trong đấu thầu được quy định như thế nào? Thành viên tổ thẩm định phải có mấy năm kinh nghiệm trong lĩnh vực liên quan?

Thành viên tổ thẩm định cần phải có mấy năm công tác trong lĩnh vực liên quan?

Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật Đấu thầu 2023 như sau:

Tổ chuyên gia, tổ thẩm định
...
3. Thành viên tổ chuyên gia, tổ thẩm định phải có tối thiểu 03 năm công tác thuộc một trong các lĩnh vực liên quan đến nội dung pháp lý, kỹ thuật, tài chính của gói thầu, dự án đầu tư kinh doanh.

Như vậy, theo quy định thì thành viên tổ thẩm định cần phải có tối thiểu 03 năm công tác trong các lĩnh vực liên quan.

Cụ thể bao gồm 01 trong các lĩnh vực trong gói thầu, dự án đầu tư kinh doanh sau:

- Pháp lý;

- Kỹ thuật;

- Tài chính.

Trách nhiệm chính của Tổ thẩm định được quy định như thế nào?

Trách nhiệm của tổ thẩm định được quy định cụ thể tại Điều 81 Luật Đấu thầu 2023 như sau:

Trách nhiệm của tổ thẩm định
1. Hoạt động độc lập, khách quan khi tiến hành thẩm định.
2. Yêu cầu chủ đầu tư, bên mời thầu cung cấp đầy đủ tài liệu liên quan.
3. Bảo mật thông tin, tài liệu liên quan trong quá trình thẩm định.
4. Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện trách nhiệm quy định tại Điều này theo yêu cầu của người có thẩm quyền, chủ đầu tư, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.
5. Chịu trách nhiệm trước pháp luật, người có thẩm quyền, chủ đầu tư về kết quả thẩm định và các công việc được giao theo quy định tại Điều này.
6. Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Như vậy, trong hoạt động đấu thầu, tổ thẩm định có các trách nhiệm chính sau:

- Hoạt động độc lập, khách quan khi tiến hành thẩm định.

- Yêu cầu chủ đầu tư, bên mời thầu cung cấp đầy đủ tài liệu liên quan.

- Bảo mật thông tin, tài liệu liên quan trong quá trình thẩm định.

- Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện trách nhiệm theo yêu cầu của người có thẩm quyền, chủ đầu tư, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.

- Chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định và các công việc được giao trước pháp luật, người có thẩm quyền, chủ đầu tư.

- Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định.

Luật Đấu thầu 2023 có hiệu lực từ ngày 01/01/2024.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}