Tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài hoạt động tại Việt Nam phải đáp ứng những điều kiện nào?

Tôi muốn hỏi tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài hoạt động tại Việt Nam phải đáp ứng những điều kiện nào? - câu hỏi của chị Hồng (Hải Dương)

Tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài hoạt động tại Việt Nam phải có điều kiện nào?

Căn cứ tại Điều 33 Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định điều kiện hoạt động của Tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam như sau:

- Tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài được thành lập và hoạt động hợp pháp tại nước ngoài, tôn trọng Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì được phép hoạt động tại Việt Nam theo quy định của Nghị định này.

- Tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài hoạt động tại Việt Nam dưới các hình thức sau đây:

+ Chi nhánh của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài

+ Văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài

Tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài hoạt động tại Việt Nam phải đáp ứng những điều kiện nào?

Tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài hoạt động tại Việt Nam phải đáp ứng những điều kiện nào? (Hình từ Intermet)

Tên chi nhánh của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 34 Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định như sau:

Chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam
1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài, được thành lập và thực hiện hoạt động hòa giải thương mại tại Việt Nam theo quy định của Nghị định này. Tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài chịu trách nhiệm về hoạt động của chi nhánh trước pháp luật Việt Nam. Tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài cử một hòa giải viên thương mại làm Trưởng chi nhánh. Trưởng chi nhánh là người đại diện theo ủy quyền của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam.
2. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài được thành lập để tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội hoạt động hòa giải tại Việt Nam theo quy định của Nghị định này. Tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài chịu trách nhiệm về hoạt động của văn phòng đại diện trước pháp luật Việt Nam.
3. Tên chi nhánh của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài phải bao gồm cụm từ “Chi nhánh” và tên của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài.
Tên của văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài phải bao gồm cụm từ “Văn phòng đại diện” và tên của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài.
Tên chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài phải đảm bảo phù hợp với quy định tại Khoản 1 Điều 20 Nghị định này.

Theo đó, Tên chi nhánh của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài phải bao gồm cụm từ “Chi nhánh” và tên của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài.

Quyền và nghĩa vụ của chi nhánh của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 35 Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định quyền và nghĩa vụ của chi nhánh của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài như sau:

- Thuê trụ sở phục vụ cho hoạt động của chi nhánh;

- Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại chi nhánh theo quy định của pháp luật;

- Mở tài khoản bằng đồng Việt Nam, bằng ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam để phục vụ cho hoạt động của chi nhánh;

- Chuyển thu nhập của chi nhánh ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam;

- Có con dấu theo quy định của pháp luật;

- Hoạt động đúng mục đích, phạm vi và thời hạn được quy định trong Giấy phép thành lập chi nhánh;

- Chỉ định hòa giải viên thực hiện hòa giải theo ủy quyền của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài;

- Cung cấp dịch vụ hòa giải thương mại;

- Lưu trữ hồ sơ, cung cấp các bản sao kết quả hòa giải theo yêu cầu của các bên tranh chấp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Báo cáo về tổ chức và hoạt động hòa giải thương mại với Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi chi nhánh đăng ký hoạt động định kỳ hàng năm và khi có yêu cầu;

- Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài muốn thành lập chi nhánh cần phải chuẩn bị hồ sơ như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định hồ sơ thành lập chi nhánh của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài như sau:

- Giấy đề nghị thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành;

- Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh việc thành lập hợp pháp của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp;

- Bản giới thiệu về hoạt động của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài;

- Quyết định cử hòa giải viên thương mại làm Trưởng chi nhánh, Trưởng văn phòng đại diện;

- Danh sách hòa giải viên thương mại, nhân viên dự kiến làm việc tại chi nhánh; danh sách nhân viên dự kiến làm việc tại văn phòng đại diện.

Lưu ý: Các giấy tờ kèm theo Giấy đề nghị thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và bản dịch phải được chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Giấy tờ do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp hoặc công chứng, chứng thực ở nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}