Tiêu chuẩn trở thành luật sư, thẩm phán là gì? Trở thành luật sư hay thẩm phán, quá trình nào dài hơn?

Tiêu chuẩn trở thành luật sư, thẩm phán là gì? Trở thành luật sư hay thẩm phán, quá trình nào dài hơn? -Câu hỏi của bạn Lan (Hưng Yên)

Luật sư và thẩm phán là ai theo quy định pháp luật?

Theo quy định tại Điều 2 Luật Luật sư 2006 ghi nhận Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là khách hàng).

Theo quy định tại Điều 65 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 ghi nhận Thẩm phán là người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của Luật này được Chủ tịch nước bổ nhiệm để làm nhiệm vụ xét xử.

Mặt khác, có thể hiểu rằng Luật sư là người hành nghề tự do, không bắt buộc phải là viên chức hay công chức nhà nước, Luật sư là người thực hiện các dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Thẩm phán được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để thực hiện nhiệm vụ xét xử thuộc thẩm quyền của Tòa án. Thẩm phán là công chức nhà nước.

Tiêu chuẩn trở thành luật sư, thẩm phán là gì? Trở thành luật sư hay thẩm phán, quá trình nào dài hơn?

Tiêu chuẩn trở thành luật sư, thẩm phán là gì? Trở thành luật sư hay thẩm phán, quá trình nào dài hơn?

Tiêu chuẩn trở thành luật sư, thẩm phán là gì?

Theo quy định tại Điều 10 Luật Luật sư 2006Điều 67 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 thì tiêu chuẩn trở thành luật sư và Thẩm phán được quy định như sau:

- Tiêu chuẩn trở thành Luật sư:

+ Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc

+ Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật

+ Có phẩm chất đạo đức tốt

+ Có bằng cử nhân luật

+ Đã được đào tạo nghề luật sư

+ Đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư

+ Có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư.

- Tiêu chuẩn trở thành Thẩm phán:

+ Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

+ Có phẩm chất đạo đức tốt

+ Có bản lĩnh chính trị vững vàng

+ Có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực.

+ Có trình độ cử nhân luật trở lên.

+ Đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử.

+ Có thời gian làm công tác thực tiễn pháp luật.

+ Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Trở thành luật sư hay thẩm phán, quá trình nào dài hơn?

Theo quy định tại Điều 66 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 thì thẩm phán Tòa án nhân dân gồm các ngạch:

- Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

- Thẩm phán cao cấp

- Thẩm phán trung cấp

- Thẩm phán sơ cấp

Luật sư là người hành nghề tự do, không phải là viên chức hay công chức nhà nước do đó không có ngạch chức danh.

Dưới đây là quy trình để trở thành Luật sư và Thẩm phán:

Luật sư

Thẩm phán

Bước 1: Có bằng cử nhân luật

Bước 2: Tham dự khóa đào tạo nghề luật sư. Thời gian đào tạo nghề luật sư là 12 tháng.

Bước 3: Hoàn thành chương trình đào tạo nghề luật sư được cơ sở đào tạo nghề luật sư cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư.

Bước 4: Tập sự hành nghề luật sư trong 12 tháng.

Bước 5: Vượt qua kỳ thi Kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.

Bước 6: Chuẩn bị hồ sơ gửi Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư nơi đăng ký tập sự đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề Luật sư.


Bước 1: Có bằng cử nhân luật.

Bước 2: Tham gia kỳ thi tuyển công chức ngành Tòa án.

Bước 3: Được cử đi học nghiệp vụ Thư ký Tòa án

Bước 4: Được bổ nhiệm làm Thư ký Tòa án khi đáp ứng các điều kiện tại Quyết định 1718/QĐ-TANDTC năm 2017

Bước 5: Cử đi đào tạo nghiệp vụ xét xử với điều kiện công tác ít nhất 07 năm tính từ ngày được cử đi học và các điều kiện khác quy định tại Điều 16 Quyết định 636/QĐ-TANDTC năm 2018

Bước 6: Hoàn thành khóa học đào tạo nghiệp vụ xét xử theo quy định tại Quyết định 636/QĐ-TANDTC. Thời gian khóa đào tạo là 06 tháng.

Bước 7: Trúng tuyển kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp.

Bước 8: Bổ nhiệm trở thành Thẩm phán sơ cấp với nhiệm kỳ đầu là 05 năm.


Như vậy:

- Thời gian trung bình để trở thành Luật sư là 06 năm bao gồm thời gian 04 năm là sinh viên Luật và thời gian hoàn thành các khóa học, tập sự hành nghề và kiểm tra theo quy định (02-03 năm).

- Thời gian trung bình để trở thành Thẩm phán sơ cấp là 10 năm bao gồm 04 năm là sinh viên Luật, thời gian công tác pháp luật 05 năm và thời gian tham gia khóa đào tạo nghiệp vụ xét xử (06 tháng).

- Thời gian trung bình để trở thành Thẩm phán trung cấp sẽ là 15 năm bao gồm thời gian trở thành Thẩm Phán sơ cấp (10 năm) và có thời gian công tác dưới chức danh Thẩm Phán sơ cấp (5 năm).

- Thời gian trung bình để trở thành Thẩm phán cao cấp sẽ là 20 năm bao gồm thời gian trở thành Thẩm Phán trung cấp (15 năm) và có thời gian công tác dưới chức danh Thẩm Phán trung cấp (5 năm).

- Thời gian trung bình để trở thành Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao sẽ là 25 năm kể từ khi trở thành một sinh viên trường Luật. Trong đó thời gian trở thành Thẩm Phán cao cấp (20 năm) và có thời gian công tác dưới chức danh Thẩm Phán cao cấp (5 năm).

Nguyễn Trần Hoàng Quyên

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}