Thế nào là vũ khí thô sơ? Đối tượng nào được trang bị vũ khí thô sơ? Thủ tục trang bị vũ khí thô sơ được quy định như thế nào?

Tôi muốn hỏi thủ tục trang bị vũ khí thô sơ được quy định như thế nào? - câu hỏi của chị Thanh Anh (Quảng Trị)

Thế nào là vũ khí thô sơ? Đối tượng nào được trang bị vũ khí thô sơ?

Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định như sau:

Vũ khí thô sơ là vũ khí có cấu tạo, nguyên lý hoạt động đơn giản và được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, bao gồm: dao găm, kiếm, giáo, mác, thương, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu.

Theo đó, vũ khí thô sơ là vũ khí có cấu tạo, nguyên lý hoạt động đơn giản và được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, bao gồm: dao găm, kiếm, giáo, mác, thương, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu.

Đồng thời căn cứ Điều 28 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định về những đối tượng được trang bị vũ khí thô sơ cụ thể như sau:

- Quân đội nhân dân;

- Dân quân tự vệ;

- Cảnh sát biển;

- Công an nhân dân;

- Cơ yếu;

- Kiểm lâm, Kiểm ngư;

- An ninh hàng không;

- Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan;

- Câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao có giấy phép hoạt động;

- Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh.

Thế nào là vũ khí thô sơ? Đối tượng nào được trang bị vũ khí thô sơ? Thủ tục trang bị vũ khí thô sơ được quy định như thế nào?

Thế nào là vũ khí thô sơ? Đối tượng nào được trang bị vũ khí thô sơ? Thủ tục trang bị vũ khí thô sơ được quy định như thế nào?

Thủ tục trang bị vũ khí thô sơ được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 29 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định thủ tục trang bị vũ khí thô sơ như sau:

Thủ tục trang bị vũ khí thô sơ đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện như sau:

- Hồ sơ đề nghị bao gồm:

+ Văn bản đề nghị nêu rõ nhu cầu, điều kiện, số lượng, chủng loại vũ khí thô sơ cần trang bị;

+ Bản sao quyết định thành lập hoặc bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

+ Giấy giới thiệu kèm theo bản sao thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc Chứng minh Công an nhân dân của người đến liên hệ;

- Hồ sơ quy định trên lập thành 01 bộ và nộp tại cơ quan Công an có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công an quy định;

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy phép trang bị vũ khí thô sơ; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

- Giấy phép trang bị vũ khí thô sơ có thời hạn 30 ngày.

Thủ tục trang bị vũ khí thô sơ đối với đối tượng thuộc Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ, Cảnh sát biển, trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh, Cơ yếu và câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng:

Thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Thủ tục khai báo vũ khí thô sơ được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 30 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định thủ tục khai báo vũ khí thô sơ như sau:

Thủ tục khai báo vũ khí thô sơ đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện như sau:

- Cơ quan, tổ chức, đơn vị sau khi được trang bị vũ khí thô sơ phải đến cơ quan Công an cấp Giấy phép trang bị vũ khí thô sơ làm thủ tục khai báo.

- Hồ sơ đề nghị bao gồm:

+ Văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức, đơn vị nêu rõ số lượng, chủng loại, nước sản xuất;

+ Nhãn hiệu, số hiệu, ký hiệu (nếu có) của từng vũ khí thô sơ; bản sao Giấy phép trang bị vũ khí thô sơ; bản sao hóa đơn hoặc bản sao phiếu xuất kho;

+ Giấy giới thiệu kèm theo bản sao thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc Chứng minh Công an nhân dân của người đến liên hệ.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan Công an cấp Giấy phép trang bị vũ khí thô sơ có trách nhiệm thông báo xác nhận khai báo vũ khí thô sơ cho cơ quan, tổ chức, đơn vị;

- Tập thể, cá nhân sở hữu vũ khí thô sơ dùng làm hiện vật để trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo phải khai báo với Công an xã, phường, thị trấn nơi đặt trụ sở hoặc cư trú. Hồ sơ đề nghị bao gồm:

+ Văn bản đề nghị;

+ Bản kê khai vũ khí thô sơ, bản sao giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ (nếu có);

+ Giấy giới thiệu kèm theo bản sao thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc Chứng minh Công an nhân dân của người đến liên hệ.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Công an xã, phường, thị trấn phải thông báo xác nhận khai báo vũ khí thô sơ cho tập thể, cá nhân sở hữu.

Thủ tục khai báo vũ khí thô sơ đối với đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Nguyễn Hạnh Phương Trâm

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}