Định mức sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước và quy chế quản lý tài chính đối với hoạt động xúc tiến đầu tư được quy định như thế nào?

Định mức sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước và quy chế quản lý tài chính đối với hoạt động xúc tiến đầu tư được quy định như thế nào? - Câu hỏi của anh Hoàng (Hà Nam)

Định mức sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước và quy chế quản lý tài chính đối với hoạt động xúc tiến đầu tư được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 80/2022/TT-BTC quy định như sau:

- Chi cho công tác nghiên cứu tiềm năng, thị trường, xu hướng và đối tác đầu tư: Thực hiện theo quy định tại Thông tư 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22 tháng 4 năm 2015 của liên Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước.

- Chi thực hiện các dự án công nghệ thông tin để xây dựng, nâng cấp, vận hành, duy trì hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư; xây dựng và vận hành, duy trì cổng, trang thông tin điện tử về xúc tiến đầu tư từ nguồn kinh phí chi thường xuyên của ngân sách nhà nước.

Thực hiện theo quy định về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, các văn bản hiện hành về chi ứng dụng công nghệ thông tin và các định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.

- Chi cho công tác đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực và kỹ năng về xúc tiến đầu tư: Nội dung chi và mức chi áp dụng như quy định tại Thông tư 36/2018/TT-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.

- Chi tổ chức diễn đàn; hội nghị; hội thảo; tọa đàm xúc tiến đầu tư; tổ chức đối thoại giữa các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và nhà đầu tư:

+ Tổ chức ở trong nước: Thực hiện theo quy định tại Thông tư 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị.

Trường hợp tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam: Thực hiện theo quy định tại Thông tư 71/2018/TT-BTC ngày 10 tháng 8 năm 2018 của Bộ Tài chính quy định chế độ tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chế độ chi tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chế độ tiếp khách trong nước.

+ Tổ chức ở nước ngoài: Thực hiện theo quy định tại Thông tư 102/2012/TT-BTC ngày 21 tháng 6 năm 2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức Nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách Nhà nước bảo đảm kinh phí.

- Chi tổ chức đoàn khảo sát, nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài; đoàn công tác xúc tiến đầu tư theo từng chuyên đề hoặc đối tác cụ thể:

+ Trường hợp tổ chức ở trong nước: Thực hiện theo quy định tại Thông tư 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị.

+ Trường hợp tổ chức ở nước ngoài: Thực hiện theo quy định tại Thông tư 102/2012/TT-BTC ngày 21 tháng 6 năm 2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức Nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách Nhà nước đảm bảo kinh phí.

- Chi biên dịch tài liệu: Thực hiện theo quy định tại Thông tư 71/2018/TT-BTC ngày 10 tháng 8 năm 2018 của Bộ Tài chính quy định chế độ tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chế độ chi tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chế độ tiếp khách trong nước.

- Các nội dung chi:

+ Xây dựng hình ảnh, tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về môi trường, chính sách, pháp luật về đầu tư, tiềm năng, cơ hội và kết nối đầu tư trên các phương tiện thông tin đại chúng trong nước và nước ngoài;

+ Hỗ trợ, hướng dẫn, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư; xây dựng các ấn phẩm, tài liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư;

+ Cung cấp thông tin, hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện thủ tục đầu tư và các thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư: Thực hiện theo quy định tại Thông tư 18/2021/TT-BTTTT ; Thông tư 42/2020/TT-BTTTT; các định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá được cơ quan có thẩm quyền ban hành và các chế độ, định mức chi tiêu quy định hiện hành của Nhà nước.

Đối với các nội dung chi nêu trên, Thủ trưởng cơ quan được giao chủ trì thực hiện nhiệm vụ quyết định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

- Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ và khả năng cân đối của ngân sách địa phương, Hội đồng nhân dân cấp tình quyết định nội dung, mức chi đặc thù khác tại địa phương ngoài các chế độ tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 Điều này để thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư quy định tại các Điều 88, 89 Nghị định 31/2021/NĐ-CP.

Định mức sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước và quy chế quản lý tài chính đối với hoạt động xúc tiến đầu tư được quy định như thế nào?

Định mức sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước và quy chế quản lý tài chính đối với hoạt động xúc tiến đầu tư được quy định như thế nào?

Lập dự toán, chấp hành và quyết toán kinh phí đối với hoạt động xúc tiến đầu tư được quy định như thế nào?

Tại Điều 4 Thông tư 80/2022/TT-BTC quy định về việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán kinh phí đối với hoạt động xúc tiến đầu tư như sau:

Việc lập dự toán, chấp hành và thanh, quyết toán kinh phí chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, Điều 92 và Điều 97 Nghị định 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 03 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn.

Hoạt động xúc tiến đầu tư được thực hiện trên các nguồn kinh phí nào?

Căn cứ vào Điều 2 Thông tư 80/2022/TT-BTC quy định về nguồn kinh phí thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư như sau:

- Nguồn chi thường xuyên của ngân sách trung ương để thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư quốc gia, hoạt động xúc tiến đầu tư của các Bộ, cơ quan ở trung ương.

- Nguồn chi thường xuyên của ngân sách địa phương để thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư của địa phương theo phân cấp ngân sách nhà nước.

- Đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp tham gia;

- Tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;

- Kinh phí lồng ghép trong các chương trình, đề án được các cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Thông tư 80/2022/TT-BTC sẽ có hiệu lực từ ngày 16/02/2023

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}