Chủ động phòng ngừa và hạn chế tai nạn lao động 6 tháng cuối năm 2022 cần phải thực hiện những biện pháp chủ yếu nào?

Cho tôi hỏi một số giải pháp chủ yếu phải thực hiện để chủ động phòng ngừa và hạn chế tai nạn lao động 6 tháng cuối năm 2022? - Câu hỏi của chị Xuân từ Vinh

Tình hình tai nạn lao động 6 tháng đầu năm 2022 với 6 tháng đầu năm 2021 tại khu vực có quan hệ lao động như thế nào?

Tại tiểu mục 2 Mục I Phần I Thông báo 3969/TB-LĐTBXH năm 2022, so sánh tình hình tai nạn lao động 6 tháng đầu năm 2022 với 6 tháng đầu năm 2021 như sau:

Số liệu thống kê về tình hình TNLĐ 6 tháng đầu năm 2022 so với 6 tháng đầu năm 2021 cụ thể như sau:

TT

Chỉ tiêu thống kê

6 tháng đầu năm 2021

6 tháng đầu năm 2022

Tăng (+) /giảm(-)

1

Số vụ

3.198

3.518

+320 (+9,70%)

2

Số nạn nhân

3.250

3.584

+334 (+10,3%)

3

Số vụ có người chết

293

292

-01 (-0,34%)

4

Số người chết

310

299

-11 (-3,55%)

5

Số người bị thương nặng

686

689

+3 (+0,44%)

Bảng 1: So sánh tình hình TNLĐ 6 tháng đầu năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2021 khu vực có quan hệ lao động.

Chủ động phòng ngừa và hạn chế tai nạn lao động 6 tháng cuối năm 2022 cần phải thực hiện những biện pháp chủ yếu nào?

Chủ động phòng ngừa và hạn chế tai nạn lao động 6 tháng cuối năm 2022 cần phải thực hiện những biện pháp chủ yếu nào? (Hình từ Internet)

Để chủ động phòng ngừa và hạn chế tai nạn lao động 6 tháng cuối năm 2022 cần phải thực hiện những biện pháp chủ yếu nào?

Tại Phần III Thông báo 3969/TB-LĐTBXH năm 2022 về một số giải pháp chủ yếu cần thực hiện 6 tháng cuối năm 2022 như sau:

Để chủ động phòng ngừa và hạn chế TNLĐ trong thời gian tới, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và các tổ chức, người sử dụng lao động, người lao động quan tâm triển khai thực hiện tốt các nội dung chủ yếu sau:

- Thứ nhất: Các bộ, ngành chỉ đạo các doanh nghiệp thuộc ngành và lĩnh vực quản lý chủ động kiểm tra công tác an toàn, vệ sinh lao động; phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực có nhiều nguy cơ xảy ra TNLĐ, sự cố nghiêm trọng như: xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác mỏ, khoáng sản đặc biệt là các công trình xây dựng trọng điểm, tiếp giáp với khu dân cư, đông người qua lại, thiết bị nâng, thang máy, các công trình vui chơi công cộng có sử dụng các trò chơi tàu lượn cao tốc, đu quay, máng trượt, cáp treo,....

- Thứ hai: Bộ Y tế tăng cường triển khai hướng dẫn và đôn đốc việc thống kê TNLĐ tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo khoản 4 Điều 36 Luật An toàn, vệ sinh lao động và Điều 25 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ và gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp theo đúng quy định.

- Thứ ba: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng tại địa phương:

+ Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định an toàn, vệ sinh lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn, đặc biệt các lĩnh vực có nhiều nguy cơ xảy ra TNLĐ, sự cố nghiêm trọng, chú ý đến hoạt động xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn tại doanh nghiệp; thực hiện báo cáo TNLĐ theo Luật An toàn, vệ sinh lao động.

+ Tăng cường tổ chức công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với từng lĩnh vực và ngành nghề, ưu tiên việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động; phòng ngừa TNLĐ kết hợp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại nơi làm việc.

+ Tăng cường tổ chức điều tra TNLĐ đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động.

+ Tăng cường triển khai công tác phòng ngừa TNLĐ với sự hỗ trợ từ quỹ bảo hiểm xã hội về TNLĐ, bệnh nghề nghiệp, báo cáo về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Tổ chức hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trong việc thống kê, báo cáo TNLĐ đối với người làm việc không theo hợp đồng lao động; lập biên bản ghi nhận TNLĐ đối với người làm việc không theo hợp đồng lao động.

- Thứ tư: Các doanh nghiệp tăng cường triển khai công tác an toàn, vệ sinh lao động, chú trọng đến các hoạt động tự kiểm tra, chủ động kiểm soát phòng ngừa các yếu tố nguy hiểm, có hại tại doanh nghiệp, phòng ngừa TNLĐ do ngã cao, điện giật, vật rơi, đổ sập; tổ chức huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người lao động.

- Thứ năm: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tuyên truyền vận động người sử dụng lao động quan tâm, chú ý việc xây dựng nội quy, quy trình, biện pháp làm việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động tại nơi làm việc; tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật An toàn, vệ sinh lao động cho các hội viên.

- Thứ sáu: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và các hội nghề nghiệp tăng cường tuyên truyền, vận động người lao động, hội viên chấp hành tốt các nội quy, quy trình làm việc an toàn; sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn lao động, đảm bảo an toàn, sức khoẻ và tính mạng cho người lao động.

Các nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến tại nan lao động chết người tại khu vực có quan hệ lao động?

Tại tiểu mục 4 Mục II Phần I Thông báo 3969/TB-LĐTBXH năm 2022, các nguyên nhân chủ yếu để xảy ra tai nạn lao động chết người bao gồm:

* Nguyên nhân do người sử dụng lao động chiếm 37,85% tổng số vụ TNLĐ và 38,56% tổng số người chết, cụ thể:

- Do tổ chức lao động và điều kiện lao động chiếm 16,8% tổng số vụ TNLĐ và 15,64% tổng số người chết.

- Người sử dụng lao động không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn chiếm 12,09% tổng số vụ TNLĐ và 12,98% tổng số người chết.

- Người sử dụng lao động không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân hoặc phương tiện bảo vệ cá nhân không đảm bảo chiếm 5,54% tổng số vụ TNLĐ và 6,67% tổng số người chết.

- Người sử dụng lao động không huấn luyện an toàn lao động hoặc huấn luyện an toàn lao động chưa đầy đủ cho người lao động chiếm 3,42% tổng số vụ TNLĐ và 3,27% tổng số người chết.

* Nguyên nhân do người lao động chiếm 27,73% tổng số số vụ TNLĐ và 27,66% tổng số người chết, cụ thể:

- Người lao động vi phạm quy trình, quy chuẩn kỹ thuật an toàn lao động chiếm 14,08% tổng số số vụ TNLĐ và 14,1% tổng số người chết.

- Người lao động không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân và thiết bị an toàn được trang bị chiếm 13,65% tổng số số vụ TNLĐ và 13,56% tổng số người chết.

* Còn lại 34,42% tổng số vụ TNLĐ với 33,78% tổng số người chết, xảy ra do các nguyên nhân khác như: tai nạn giao thông, nguyên nhân tai nạn lao động do người khác gây ra, khách quan khó tránh.

Xem chi tiết nội dung tại: Thông báo 3969/TB-LĐTBXH năm 2022.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}